Cần thêm cổ phiếu chất lượng cho thị trường chứng khoán

Để thực sự thu hút dòng vốn dài hạn từ nhà đầu tư nước ngoài, nâng cao chất lượng cổ phiếu trên thị trường là một yếu tố cần được tính toán kỹ.

Trải qua lịch sử 24 năm hình thành, từ một thị trường sơ khai non trẻ đến nay thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc. Từ hai mã chứng khoán ban đầu, đến thời điểm hiện tại, thị trường 2.183 mã chứng khoán giao dịch.

Vốn hoá toàn thị trường ghi nhận tăng trưởng vượt bậc, vượt mục tiêu đặt ra. Tính đến cuối quý II/2024, vốn hóa thị trường cổ phiếu ba sàn HoSE, HNX và UPCoM đạt 7,1 triệu tỷ đồng và tương đương 69,1% GDP ước tính năm 2023. Tuy nhiên để thực sự thu hút dòng vốn dài hạn từ nhà đầu tư nước ngoài, nâng cao chất lượng cổ phiếu trên thị trường là một yếu tố cần được tính toán kỹ.

Một trong những nỗ lực lớn nhất gần đây của cơ quan quản lý Nhà nước nhằm tăng sức hút cho thị trường chứng khoán Việt Nam, đó là tháo gỡ các vướng mắc để nâng hạng thị trường từ cận biên lên mới nổi vào năm 2025 theo chuẩn FTSE.

Từ hai mã chứng khoán ban đầu, đến thời điểm hiện tại, thị trường 2.183 mã chứng khoán giao dịch.
Từ hai mã chứng khoán ban đầu, đến thời điểm hiện tại, thị trường 2.183 mã chứng khoán giao dịch.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa công bố dự thảo sửa đổi bốn Thông tư tạo điều kiện cho nhà đầu tư, tổ chức nước ngoài có thể mua chứng khoán mà không cần có đủ 100% tiền trên tài khoản và tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài có quyền tiếp cận thông tin bình đẳng. Khi đầu tư vào thị trường Việt Nam, tổ chức nước ngoài sẽ nhìn nhận vào chất lượng cổ phiếu để quyết định xuống tiền.

Số liệu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho thấy, số lượng chứng khoán trên ba sàn HOSE, HNX và UPCoM tới cuối tháng 6/2024 là 1.603 doanh nghiệp. Con số này trong các năm gần đây không có sự biến động nhiều và chỉ chiếm phần nhỏ tổng số doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam (hơn 800.000 doanh nghiệp). Bài toán thúc đẩy doanh nghiệp niêm yết, gia tăng hàng hóa chất lượng trên thị trường chứng khoán trở nên cấp thiết, trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam đang gấp rút hoàn thiện các tiêu chí để nâng hạng.

Hiện tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài tại các sàn cổ phiếu Việt Nam vào khoảng 14%.

Nâng hạng là kỳ vọng để hút dòng vốn ngoại cho thị trường chứng khoán. Mục tiêu đặt ra là vậy nhưng chúng ta lại chứng kiến hành động ngược lại của các nhà đầu tư nước ngoài. Hiện tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài tại các sàn cổ phiếu Việt Nam vào khoảng 14%, trong khi năm 2018, con số này là khoảng 22%.

Theo chia sẻ của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, hiện nay, tại thị trường Việt Nam, chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) và niêm yết vẫn là hai quá trình tách biệt. Do vậy có thể một số doanh nghiệp IPO xong, khoảng thời gian nộp tiền mua cổ phần và đưa cổ phiếu niêm yết kéo dài từ ba tháng hoặc hơn nữa. Điều này tạo ra rào cản lớn với các nhà đầu tư quốc tế. Thậm chí, một số các quỹ còn cấm giao dịch với các cổ phiếu chưa được niêm yết. Để giải quyết việc này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đang rà soát lại các quy định về chứng khoán và Nghị định 55 để tích hợp IPO và niêm yết thành một quy trình.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Do Công ty CP Xuất nhập khẩu Thiên Nam chưa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023 và báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024, cổ phiếu bị HoSE chuyển từ hạn chế giao dịch sang diện đình chỉ giao dịch.

Sáng 16/9, giá vàng nhẫn tiếp đà tăng, vượt mốc 79 triệu đồng/lượng. Trong khi đó vàng miếng SJC vẫn giữ ở mức ổn định.

Nguyên nhân công ty chứng khoán này bị đình chỉ hoạt động là không duy trì điều kiện cơ sở vật chất theo quy định.

8 tháng đầu năm nay, thương mại Việt Nam - ASEAN đạt 54,9 tỷ USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam nhập siêu 5,6 tỷ USD hàng hóa từ khối này.

Sau những thiệt hại do cơn bão số 3, Hà Nội đang triển khai một loạt các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm giúp các doanh nghiệp khôi phục sản xuất, đẩy mạnh giao thương trong các tháng cao điểm cuối năm.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi Thường trực Chính phủ, thiệt hại do bão số 3 khoảng 40 nghìn tỉ đồng, ước giảm khoảng 0,15% GDP năm 2024.