Cận thị và những biến chứng nguy hiểm

Cận thị là bệnh lý thường gặp hiện nay, đặc biệt ở giới trẻ với tỷ lệ mắc lên đến 65%. Nếu không được kiểm soát, căn bệnh này sẽ dẫn đến các trình trạng nặng khiến thị lực bị suy giảm trầm trọng, gây nên nhiều biến chứng và có nguy cơ gây mù lòa.

Hiện nay, tỷ lệ trẻ trong lứa tuổi học đường mắc cận thị đang rất cao và có xu hướng ngày càng gia tăng. Theo ước tính, ở Việt Nam, tỷ lệ mắc cận thị ở học sinh cấp 1 dao động từ 20 - 40 % số học sinh. Tuỳ theo từng khu vực sống mà tỷ lệ trẻ mắc cận thị khác nhau, tuy nhiên tỷ lệ này là rất cao ở thành thị. Tỷ lệ mắc bệnh cận thị tăng dần theo độ tuổi, với học sinh cấp 2, ước tính tỷ lệ này lên tới 30 - 60% và thậm chí là 40 -65% ở học sinh cấp 3. Đây là thực trạng rất đáng báo động.

Cận thị không chỉ gây bất tiện trong sinh hoạt mà còn gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ, đặc biệt là những trường hợp cận thị nặng. Hiện nay, cận thị được chia thành các mức độ: dưới 3 diop là cận thị nhẹ; từ 3 diop tới 6 diop là cận thị trung bình và từ 6 diop trở lên là cận thị nặng.

Tỷ lệ trẻ trong lứa tuổi học đường mắc cận thị đang rất cao và có xu hướng ngày càng gia tăng.

Không nên xem thường bệnh cận thị nặng chỉ là tổn thương thị lực, mà hơn hết, căn bệnh này còn gây ra các biến chứng nguy hiểm như: lồi mắt do nhãn cầu bị kéo dài trục; thoái hoá võng mạc sớm do cận thị nặng xuất hiện ngay từ khi các bé trong độ tuổi học đường... Từ đó có thể dẫn tới các biến chứng nặng hơn như rách võng mạc, thậm chí bong tróc võng mạc dẫn đến mù loà.

Cận thị có thể dẫn tới các biến chứng nặng, thậm chí có thể gây mù loà.

Với các công nghệ phát triển như hiện nay, có rất nhiều phương pháp giúp điều trị cận thị và cải thiện thị lực. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, tuy nhiên tùy vào nhu cầu, khả năng kinh tế và điều kiện sức khỏe của mắt mà mỗi người sẽ được các bác sĩ tư vấn phương pháp phù hợp.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), tính từ đầu năm đến nay, Việt Nam ghi nhận 6 trường hợp mắc bệnh bạch hầu, trong đó 1 trường hợp tử vong.

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho biết người dân đi khám, chữa bệnh có thể sử dụng thẻ bảo hiểm y tế giấy song song với dùng căn cước công dân gắn chip, sử dụng tài khoản VNeID mức 2 và dùng ứng dụng VssID – Bảo hiểm xã hội số...

Bắt đầu từ ngày 1/8, bệnh viện Bạch Mai sẽ tăng giờ khám chữa bệnh đến 21h00 hàng ngày. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể đăng ký qua app để chủ động đến khám chữa bệnh.

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP. HCM (HCDC) vừa cho biết, sau khi xảy ra trường hợp bệnh nhân tử vong do bệnh bạch hầu tại Nghệ An, người dân đi tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu ở TP. HCM có xu hướng gia tăng dẫn đến tình trạng hết vaccine.

Bệnh viện Đa khoa Đức Giang và Hội Phẫu thuật Thần kinh Việt Nam vừa đào tạo chuyên môn ngành ngoại thần kinh - cột sống với chủ đề “Cấp cứu thần kinh - cột sống” dành cho bác sĩ và điều dưỡng các bệnh viện khu vực miền Bắc.

Trước thực trạng việc khám bệnh các ngày trong tuần thường quá tải bệnh nhân, một số bệnh viện đã và đang đổi mới công tác khám sức khỏe cho người dân vào các ngày cuối tuần nhưng vẫn được hưởng Bảo hiểm y tế (BHYT).