Can thiệp phòng, chống thừa cân, béo phì cho trẻ

Nhóm tuổi tiểu học là giai đoạn quan trọng của quá trình tăng trưởng, do đó, nếu can thiệp phòng, chống thừa cân, béo phì ở giai đoạn này sẽ đạt hiệu quả cao. Sở Y tế Hà Nội phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội triển khai mô hình can thiệp phòng, chống thừa cân, béo phì cho học sinh tại một số trường tiểu học của Hà Nội giai đoạn 2023-2025.

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội tại hội nghị cho thấy, học sinh tiểu học có tỷ lệ thừa cân, béo phì cao nhất với 37,8%; tỷ lệ này gia tăng nhanh theo các năm và ở khu vực nội thành cao hơn ngoại thành.

Học sinh tiểu học có tỷ lệ thừa cân, béo phì cao nhất với 37,8%

Cụ thể, một số trường tiểu học khu vực nội thành có tỷ lệ thừa cân, béo phì lên tới 55,7%. Việc triển khai mô hình can thiệp phòng, chống thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học tập trung vào 5 mục tiêu.

Việc triển khai mô hình can thiệp phòng, chống thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học tập trung vào 5 mục tiêu

Cụ thể, mô hình sẽ tập trung vào việc bảo đảm môi trường, điều kiện thực hiện mô hình can thiệp; nâng cao kiến thức, thực hành về phòng, chống thừa cân, béo phì cho học sinh, phụ huynh, nhân viên y tế, giáo viên, nhân viên chế biến bữa ăn bán trú trong các trường học được can thiệp; cung cấp bữa ăn theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị của ngành y tế cho trẻ; tăng cường hoạt động thể lực nhằm phòng, chống thừa cân, béo phì cho học sinh tiểu học; kiểm soát tỷ lệ thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đề xuất sớm ban hành tiêu chuẩn dinh dưỡng đối với bữa ăn học đường là thông tin được đưa ra tại Hội thảo quốc tế “Dinh dưỡng người Việt” lần II với chủ đề “Dinh dưỡng học đường”.

Cùng với việc nâng cao chất lượng dạy và học, thời gian qua, các cơ sở giáo dục, nhất là cấp tiểu học và mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội luôn quan tâm đến vấn đề bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm các bữa ăn bán trú cho học sinh.

Workshop dành riêng cho các bậc phụ huynh có con trong độ tuổi phát triển chiều cao, cân nặng để giải đáp về "giảm nguy cơ béo phì và thấp còi cho trẻ" đã diễn ra tại Triển lãm giáo dục quốc tế Vietedu fair 2024.

Để học sinh được thụ hưởng bữa ăn đảm bảo chất lượng, tạo sự yên tâm cho phụ huynh, việc cung cấp bữa ăn hợp lý với đầy đủ dinh dưỡng là vấn đề cần thiết của các bếp ăn ở trường học.

Sáng nay (18/9), Hội thảo "Giải pháp dinh dưỡng phát triển chiều cao học đường" đã được tổ chức nhằm đưa ra vai trò của dinh dưỡng đối với sự phát triển chiều cao của trẻ.

Theo ước tính, lượng sữa mẹ tổn thất mỗi năm ở Việt Nam lên tới 249,3 triệu lít do thiếu những hỗ trợ thích đáng để mọi người mẹ có thể nuôi con bằng sữa mẹ.