Cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Cho biết, dự thảo luật đã tiếp thu, sửa đổi nhiều nội dung, bổ sung thêm các điểm, khoản trong điều của Luật Dược. Quan tâm đến việc sửa đổi, bổ sung một số điểm của Điều 32 về kinh doanh dược, nguyên liệu làm thuốc bao gồm cả hoạt động kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo phương thức điện tử; vấn đề quản lý giá thuốc, với các quy định trong dự thảo luật sửa đổi lần này.
Bà Trần Thị Nhị Hà – Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội cho hay: "Dự thảo hiện nay quy định mức giá bán buôn tối đa lại do cơ sở sở nhập khẩu thuốc, cơ sở sản xuất thuốc quy định. Quy định này có thể dẫn đến tình trạng độc quyền thuốc trên thị trường. Thuốc phải quản lý rất đặc thù theo các quy định của luật chuyên ngành. Tuy nhiên, các biện pháp quản lý giá thuốc được nêu trong dự thảo, luật sửa đổi lại hầu hết lại quy định tuân thủ theo luật giá. Tôi trân trọng đề nghị ban soạn thảo cần có những quy định, những biện pháp quản lý giá phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi triển khai thực hiện".
Bà Trần Khánh Thu - Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình nếu ý kiến: "Tôi đề nghị Quốc hội xem xét về điểm a và b, khoản 4 Điều 53a như sau: a. Bán, giao, nhận vận chuyển thuốc, nguyên liệu làm thuốc nếu các hoạt động giao nhận, vận chuyển thuốc, nguyên liệu làm thuốc gắn với bán hàng trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 3, khoản 2 và 3 Điều 53a; b. Nhận, bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc không phải do chính cơ sở nhập khẩu hoặc sản xuất nếu dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc gắn với bán hàng".
Quan tâm tới Điều 8 dự thảo luật về chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trong phát triển công nghiệp dược, đại biểu Nguyễn Lâm Thành cho biết, hiện nay đang xây dựng hai phương án. Phương án 1 quy định cụ thể về vốn đầu tư với quy mô đầu tư tối thiểu là 3.000 tỷ đồng, điều kiện thực hiện trong ba năm đầu là 1.000 tỷ đồng. Đại biểu cho rằng đây là điều kiện rất khó khăn.
Còn nhiều nội dung được các đại biểu quốc hội quan tâm, thảo luận: vấn đề phát triển công nghiệp dược; về các hình thức, phương thức kinh doanh dược mới, trong đó có chuỗi nhà thuốc; về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện kê khai giá thuốc, quản lý giá thuốc; quy định về cấp chứng chỉ hành nghề dược.
Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Hà Nội ngày 3/11, đã tạm giữ hình sự hai đối tượng về hành vi cướp tài sản; đồng thời, giao một đối tượng có liên quan dưới 14 tuổi về Công an phường để quản lý giáo dục.
Chiều 20/11, TAND TP.HCM đã thẩm vấn bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Xuyên Việt Oil để làm rõ về hành vi gây thất thoát tài sản Nhà nước khi không nộp tiền Quỹ bình ổn giá và Thuế bảo vệ môi trường.
Ngày 21/11, phiên tòa xem xét kháng cáo của bà Trương Mỹ Lan, 68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng 47 người và các đơn vị, tổ chức liên quan, tiếp tục với phần bào chữa cho nhóm bị cáo thuộc Đoàn thanh tra về các sai phạm tại SCB.
UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố". Lộ trình thực hiện đề án bắt đầu từ năm 2025, mục tiêu đến năm 2035 sẽ sử dụng 100% xe buýt điện.
Tình huống nguy hiểm trên xảy ra ngày 20/11 trên tuyến quốc lộ 6 đoạn qua huyện Mai Châu, Hòa Bình và được chính camera hành trình trên xe ô tô con bị nạn ghi lại.
Gần đây tại quận Thanh Xuân, câu chuyện về những chiếc barie dựng tại các ngõ nhỏ vào giờ cao điểm đã thu hút sự chú ý. Mục đích ban đầu là để kiểm soát lưu lượng giao thông, thế nhưng sự xuất hiện của chúng cũng đã gây ra rất nhiều tranh cãi từ những người đi lại thường xuyên qua đây.
0