Cần thống nhất trong tiêu chuẩn kỹ thuật đường sắt đô thị

Hiện nay, Hà Nội đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt đô thị với các công nghệ khác nhau phụ thuộc vào tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà thầu. Do đó, máy móc, thiết bị hoặc hệ thống của tuyến đường sắt đô thị này khó có thể sử dụng cho tuyến đường khác, gây ra sự lãng phí lớn về nguồn lực.

Các dự án đường sắt đô thị tại Việt Nam hiện sử dụng vốn ODA từ nước ngoài, có ràng buộc hoặc ưu tiên sử dụng sản phẩm xuất xứ nước tài trợ. Do vậy, các dự án có sự khác nhau về kỹ thuật công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ khai thác vận hành. Việc này dẫn đến khó khăn trong đồng bộ hóa quản lý, kết nối trung chuyển, khó tối ưu trong tận dụng nguồn nhân lực.

Tuyến 2A, đoạn Cát Linh - Hà Đông, sử dụng công nghệ và tiêu chuẩn Trung Quốc. Tuyến 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội, sử dụng công nghệ và tiêu chuẩn châu Âu. Tuyến 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, sử dụng công nghệ và tiêu chuẩn Nhật Bản và châu Âu.

Ông Lê Trung Hiếu – Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho biết: “Vấn đề đặt ra là tới đây chúng ta sẽ phải xây dựng một hành lang pháp lý liên quan đến việc sử dụng các quy chuẩn để kể cả chúng ta có sử dụng nguồn vốn ODA thì chúng ta cũng sẽ không bị phụ thuộc nhiều vào tiêu chuẩn của quốc gia đó.”

Việt Nam cần có một khung tiêu chuẩn thống nhất cho đường sắt đô thị

Để giải quyết bất cập hiện nay và đẩy nhanh tiến độ các dự án đường sắt đô thị, trước hết cần có một tiêu chuẩn thống nhất về xây dựng đường sắt đô thị. Việt Nam có thể tạm áp dụng tiêu chuẩn của châu Âu, là một tiêu chuẩn mà nhiều quốc gia đang áp dụng, trong khi chờ đợi một hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn thống nhất do chính Việt Nam xây dựng.

Khung tiêu chuẩn thống nhất ngoài việc giúp đảm bảo tính tương thích và khả năng tương tác của các tuyến đường sắt, còn giúp tăng tỷ lệ nội địa hóa, từ đó gia giảm được giá thành đầu tư.

Cần lựa chọn bộ tiêu chuẩn kỹ thuật dùng chung về khổ đường, độ rộng đầu máy toa xe, chiều dài ke ga, lựa chọn tàu điện bánh hơi hay bánh sắt, lựa hình thức cấp điện, mức độ tự động hóa, hệ thống điều khiển chạy tàu, khả năng cải tiến công nghệ trong tương lai.

Tận dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật về đường sắt đô thị của các quốc gia trên thế giới, có điều chỉnh tiêu chuẩn phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong nước là con đường ngắn nhất giúp Việt Nam sớm chủ động về mặt công nghệ, kỹ thuật xây dựng đường sắt đô thị.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chủ tịch UBND thành phố đã yêu cầu dự án Công viên hồ Phùng Khoang phải hoàn thành, mở cửa và tổ chức bắn pháo hoa đêm 30 Tết, phục vụ nhân dân vào dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để kinh doanh, buôn bán rất phổ biến trên khắp các con phố tại Hà Nội. Tuy nhiên, việc xử lý vi phạm còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

Cao điểm phục vụ người dân đi lại dịp Tết Ất Tỵ năm 2025 diễn ra trong 20 ngày, từ 19/1 đến 7/2/2025 (tức 20/12 tới 10/1 âm lịch). Bến xe Miền Đông mới (TP Thủ Đức, TP.HCM) dự báo có hơn 140.000 lượt khách qua lại.

Theo quy định về quản lý giá dịch vụ sử dụng phà được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, do Trung ương quản lý, được Bộ Giao thông Vận tải ban hành, từ 1/1/2025, xe chở người bị tai nạn đến nơi cấp cứu, xe phục vụ tang lễ, xe máy nông nghiệp, học sinh dưới 10 tuổi đi xe đạp… sẽ được miễn phí khi đi qua phà.

Tuyến đường Đại Thanh (huyện Thanh Trì) đã được đưa vào khai thác từ lâu, song không hiểu vì lý do gì cả trục đường dài gần 8 km lại không được lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng, nguy cơ cao gây mất an toàn cho người tham gia giao thông.

Ngày 26/11, Hà Nội và miền Bắc chuyển lạnh. Đây là đợt rét đậm đầu tiên trong năm tại miền Bắc. Theo dự báo, nhiệt độ thấp nhất tại Hà Nội trong đợt này phổ biến 17-19 độ C.