Cẩn trọng với dâng sao giải hạn
Tại một ngôi chùa nổi tiếng với nghi lễ dâng sao giải hạn ở Hà Nội, ngày 11 tháng Giêng có khá đông người đến đăng ký làm lễ. Một khóa lễ cầu bình an được viết trên giấy có mức giá chung là 150.000 cho mỗi gia đình. Nếu ai có nhu cầu dâng sao giải hạn, thì sẽ phải trả nhiều tiền hơn.
Anh Nguyễn Quốc Long (phường Trần Phú, quận Hà Đông), cho biết: "Năm nay, được biết hai vợ chồng đều có sao xấu chiếu mệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe nên có thờ, có thiêng, có kiêng, có lành, tôi đến đăng ký tham dự lễ cầu an, giải sao xấu để mong bớt được phần nào vận hạn. Tuy nhiên, đây chỉ là điểm tựa niềm tin, không hoàn toàn phụ thuộc hay tin tưởng mà sinh tâm lý chủ quan".
Chị Lê Thị Hương (phường Đại Kim, quận Hoàng Mai), chia sẻ: "Nhà mình thường đi cầu an đầu năm, xem các sao hạn cho các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên mình chỉ tin chứ không tín, tất cả ở lòng thành và tâm của mỗi người. Mức phí 150.000 không quá lớn so với kinh tế một gia đình bình thường, đối với mình thì thấy phù hợp".
Những năm gần đây, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã nhiều lần khẳng định, dâng sao giải hạn không phải là nghi lễ của Phật giáo, không có trong giáo lý nhà Phật, thậm chí còn nhuốm màu mê tín dị đoan.
Nhu cầu tâm linh của người dân đặc biệt lớn trong thời điểm đầu năm. Đi lễ với mong muốn cầu những điều may mắn, tiễn những điều xui xẻo là chính đáng, nhưng chúng ta cũng cần thực hành nó một cách đúng đắn.
Theo tìm hiểu, chỉ riêng tại thủ đô Hà Nội, hoạt động dâng sao giải hạn rầm rộ từ mùng 8 cho đến hết tháng Giêng. Ngoài các đền, phủ, một số chùa cũng thực hiện nghi thức cúng dâng sao giải hạn với giá từ vài trăm nghìn đến hàng triệu đồng mỗi người. Tại đêm làm lễ, quy mô có thể lên tới cả trăm, thậm chí nghìn người.


Huyện Mỹ Đức đã khai mạc Tuần lễ văn hóa - du lịch xuân hội chùa Hương năm 2025 với chủ đề “Chùa Hương - điểm đến du lịch, văn hóa truyền thống Việt” vào tối 14/3.
Hà Nội có nhiều công trình cổ kính, độc đáo mang đậm dấu ấn thời gian, gợi lên biết bao kỷ niệm đối với những người xa Thủ đô.
UBND huyện Gia Lâm đã tổ chức lễ công bố quyết định công nhận Lễ hội làng Bát Tràng là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia và khai mạc Lễ hội vào tối 13/3.
Xây dựng các làng nghề thành không gian văn hóa phục vụ phát triển du lịch được coi là định hướng quan trọng, tạo sức bật để vùng nông thôn có nghề trở thành điểm nhấn xanh của Thủ đô.
Ban Quản lý Di tích nhà tù Hỏa Lò đã tổ chức chương trình giao lưu “Dấu ấn vượt thời gian”, nhân kỷ niệm 80 năm cuộc vượt ngục của các chiến sĩ cách mạng tại nhà tù Hỏa Lò (3/1945 - 3/2025).
Việc chuyển thể đưa các tác phẩm văn học kinh điển của Việt Nam lên sân khấu được xem như một nỗ lực đổi mới, giúp học sinh cảm thụ văn học tốt hơn, đem lại sức sống mới cho sáng tạo nghệ thuật Thủ đô.
0