Cẩn trọng với trào lưu 'chữa lành'
Chữa lành là gì?
Mong muốn được xoa dịu, chữa lành những tổn thương, nỗi đau về thể chất và tinh thần, vứt bỏ những cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực, bất an để thư thái, thấy cuộc sống ý nghĩa hơn... là nhu cầu bình thường của nhiều người dân trong cuộc sống hằng ngày và cần được tôn trọng. Nhưng ngay cả khi ở trong trạng thái bế tắc nhất về mặt tâm lý, chúng ta cũng cần cố gắng dành một chút ít sự tỉnh táo khi chọn các phương pháp chữa lành. Trước tiên, là dưới góc nhìn khoa học.
Có lẽ chưa bao giờ trào lưu "chữa lành" lại phát triển phổ biến như hiện nay. Bất cứ điều gì khiến tâm hồn con người ta thư thái, an nhiên; những nỗi đau, sự tổn thương được xoa dịu; những cảm xúc suy nghĩ tiêu cực, bất an được vứt bỏ, họ thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn, yêu đời hơn thì đều được gọi là "chữa lành".
Không phủ nhận vai trò của trào lưu "chữa lành" khi nhiều người tự thay đổi được bản thân, cảm xúc, tâm lý, thoát khỏi rối loạn, trầm cảm, lo âu.
Theo giới chuyên môn, thuật ngữ trị liệu chữa lành (wounded healer) được nhà tâm thần học và phân tâm học Carl Jung (người Thụy Sỹ, sáng lập trường phái Tâm lý học phân tích) nêu ra vào năm 1951, sau đó xuất hiện nhiều trong các văn bản về phân tâm học và tham vấn, trị liệu tâm lý.
Hiểu một cách đơn giản, chữa lành là việc xoa dịu, chuyển hóa cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực, bất an, cảm giác bị tổn thương của một người trở về trạng thái an yên, mãn nguyện, giúp họ tiếp tục tìm được những niềm vui, ý nghĩa sống lạc quan.
Do không thể tự thoát ra khỏi vấn đề tâm lý tiêu cực của bản thân nên nhiều cá nhân muốn tìm đến các chuyên gia để nhận được sự hỗ trợ và tìm cách tháo gỡ. Đặc biệt, giai đoạn dịch COVID-19 hoành hành đã qua để lại những dư chấn nặng nề đối với đời sống xã hội trên mọi lĩnh vực, tác động không nhỏ đến sức khỏe tâm thần của nhiều người.
Do đó, Liên Hợp Quốc đã gọi năm 2021 là "năm để chữa lành" (Year of Healing). Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres chia sẻ: "Sau những mất mát về vật chất kinh tế lẫn thói quen thường nhật, con người cần thiết phải quay về với chính mình".
Chữa lành bằng khoá thiền 1-1
Tìm tới Thiền như một phương pháp chữa lành bản thân, chị Hà Quyên đã vượt qua những sóng gió lớn mà bản thân vấp phải. Năm 25 tuổi, khi đám cưới với người bạn trai đã qua gần 5 năm tìm hiểu đã chuẩn bị sẵn sàng, chị Quyên quyết định hủy hôn bởi cảm thấy mình luôn chịu tổn thương trong mối quan hệ đôi lứa này.
Chị Hà Quyên - Phường La Khê - Quận Hà Đông chia sẻ: "Lúc đó mình rất đau khổ vì sức khỏe suy kiệt, minh fphair nhập viện. Bó mình thì tai nạn, chấn thương sọ nạo. Những biến cố đầu tiên nó đến nó cho mình thấy rằng, à, thế ra là có một thể giới bên trong, nó cần được quan tâm. Và khi đó bắt đàu tìm câu hỏi tôi là ai, đến với cuộc đời này làm gì thì tôi mới đi tìm con đường rằng tôi phải ổn đã, tôi phải chữa lành chính tôi đã".
Sau hơn một năm tham gia chữa lành bằng khoá thiền 1-1, tức là một HLV, một học viên, niềm vui, sự hứng khởi và cả sự tự tin đã trở lại với chị Quyên.
Chị Đỗ Mai - Huấn luyện viên sống khỏe toàn diện cho biết: "Sau quá trình mình làm việc bạn ấy thì mình thấy bạn ấy đã lấy được sự hứng khởi, cái cảm nhận trong cuộc sống và có được năng lượng và sức khỏe nữa".
Chị Hà Quyên - Phường La Khê - Quận Hà Đông chia sẻ: "Khi mình được tiếp cận cái thông tin chữa lành thì lúc đầu mình không quen với nó. Mình nghe nó rất xa cách. Nhưng khi chạm tới nó và sống thật với nó thì mình thấy mình cần nuôi dưỡng nội tâm của bản thân vững mạnh hơn. Và mình vẫn tiếp tục đi theo con đường đó. Kết quả, mình thấy rõ lá sự chuyển biến trong nhận thức, tư duy, nó thay đổi cả ra giọng nói và đôi mắt của mình. Mình cảm thấy tự tin hơn".
Chữa lành không phải là "trend"
Chữa lành, hiểu một cách đơn giản, là quay về với chính mình, kết nối với "đứa trẻ bên trong" để đối mặt, chấp nhận và vượt qua những vấp ngã, biến cố trong cuộc sống. Từ khoá "chữa lành" đã thực sự được quan tâm và trở thành xu hướng trong những năm gần đây tại Việt Nam.
Trên thực tế, có rất nhiều cách để "chữa lành". Thiền là cách hữu hiệu để quay về bên trong, chữa lành mối quan hệ cá nhân và thanh lọc tâm trí. Chỉ cần ngồi thiền vài phút là chúng ta đã có sự nhẹ nhõm, thư thái. Mỗi ngày, hoặc bất khi nào trong ngày mà ta cảm thấy quá tải, hãy dành ra một khoảng ngắn để thiền ở một nơi yên tĩnh, tránh bị làm phiền.
Cùng với đó, tắm âm thanh là một phương pháp xây dựng theo khoa học thông qua rung động và nhịp điệu, có tác dụng giảm căng thẳng, lo âu và hỗ trợ thiền định. Từng tần số của mỗi nhạc cụ có khả năng chữa lành khác nhau tạo ra sóng âm. Những sóng âm này có thể được tạo ra từ: cồng chiêng, âm thoa, chuông xoay đồng hoặc đá, bộ gõ, chuông chùm, lục lạc…Phương pháp trị liệu này đã được chứng minh có thể giúp giảm huyết áp, điều hoà nhịp tim và hỗ trợ hệ thần kinh đối giao cảm.
Hay viết cũng là một trong những liệu pháp chữa lành mà ai không làm quen được với sự im lắng khi bước vào thiền nên thử qua. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, bằng cách đổ ra giấy những dòng suy tưởng miên man, việc "viết ra" mang lại sự trấn tĩnh tinh thần nhanh chóng. Viết tay thay vì đánh máy, đổ chữ tự do không giới hạn số từ, hay viết ngắn trong 5 phút, ghi lại những điều biết ơn trong ngày… đều là những cách được khuyến khích bởi các chuyên gia tâm lý.
Nằm trong xu hướng xê dịch, hòa mình cùng thiên nhiên, nhiều người lại chọn cho mình những chuyến đi đến những nơi hoang sơ với cảnh vật thiên nhiên phong phú để trải nghiệm "du lịch chữa lành".
Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngân - Trưởng phòng Nghiên cứu và Tham vấn - Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý Giáo dục Sunrise cho biết: "Chữa lành được hiểu là quá trình hồi phục cơ thể, tâm lý, tinh thần, để đạt trạng thái cân bằng, an bình trong cuộc sống. Chữa lành cũng là một phác đồ điều trị với người rối loạn sức khỏe tinh thần. Có rất nhiều biện pháp để chữa lành như thiền, yoga… Quá trình chữa lành sẽ không ai giống ai, hành trình chữa lành của mỗi người sẽ khác nhau. Đầu tiên, mình cần hiểu vấn đề mình đang gặp phải là gì, chúng ta sẽ cần mức hỗ trợ đến đâu, chúng ta tự giải quyết được hay cần sự tham vấn sức khỏe, tinh thần từ chuyên gia. Điều quan trọng nhất là mình biết cách vượt qua nó như thế nào, hiểu được giá trị của bản thân".
Tỉnh táo trước biến tướng của "chữa lành"
"Chữa lành", hay trong tiếng Anh là "Healing", được hiểu một cách đơn giản là việc đối mặt, chấp nhận, và vượt qua được những cú sốc tâm lý, hoặc những biến cố trong cuộc sống. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, một số tổ chức, cá nhân lợi dụng nhu cầu này để mở ra hàng loạt "dịch vụ chữa lành online" nhằm trục lợi với những chiêu thức tinh vi gây bức xúc dư luận, đòi hỏi cần được nhận diện và chấn chỉnh kịp thời.
Bạn Ly chia sẻ: "Một ngày em phải làm tới 8 tiếng và ngoài giờ phải tăng ca rất nhiều nên e không có thời gian cho bản thân nên cũng không có thời gian cho bản thân và học tập các cái khác để phát triển kỹ năng của bản thân. Nếu muốn đọc truyện, xem film thì phải lùi thời gian vào ban đêm, học xong 10h thì relax 11h 12h nhưng do phải tăng ca, học thêm bài thì phải đầy thời gian xuống 1-2h đêm".
Vừa đi làm vừa tham gia học nâng cao để lấy bằng Thạc sỹ, Ly cũng đã gặp không ít áp lực để cân bằng cuộc sống. Và giống như nhiều bạn trẻ khác mỗi khi gặp vấn đề gì đó, Ly tìm đến bói bài tarot.
"Lúc đó e thấy cường độ công việc khá nhiều và khá stress, không thể nào trụ nổi nên có xin nghỉ việc với cấp trên. Trước khi xin nghỉ việc thì e có xem bói như tarot, bói bài tây". - bạn Ly chia sẻ thêm. Tuy nhiên, cách làm này không giúp Ly thoát khỏi vòng luẩn quẩn giữa công việc, học tập và chữa lành cho bản thân.
"Thôi miên chữa lành Việt Nam"
"Tarot và chữa lành"
"Chữa lành chứng tự kỷ & trầm cảm"
"Chữa lành tự nhiên"
Từ đó, hàng loạt group chữa lành với những tên gọi mỹ miều được mở ra trên MXH.
Một số nhóm hoạt động công khai, nhóm khác lại riêng tư… và thành viên lên tới hàng chục nghìn người, và những chuyên gia tâm lý tự xưng bỗng dung từ đâu xuất hiện. Sau những bài viết khuyên nhủ, nói đạo lý hay truyền cảm hứng, là lời lôi kéo, dụ dỗ tham gia những khóa học "chữa lành trực tuyến qua Zoom với giá từ vài triệu đồng đến hàng chục triệu đồng.
Luật sư Hà Huy Phong - Giám đốc Công ty luật Inteco, Đoàn Luật sư Hà Nội cho biết:"Các khóa học cũng như dịch vụ chữa lành phải tuân theo khung khổ pháp lý và đáp ứng những điều kiện nhất định cũng như cần tuân thủ đạo đức hành nghề".
Hàng loạt dịch vụ ăn theo mọc lên như nấm sau mưa: Từ du lịch chữa lành, ăn kiêng chữa lành, viết chữa lành… và thậm chí xuất hiện cả "tiệm cà-phê chữa lành", "quán nhậu chữa lành", rồi như một công thức, là mời chào mua các vật phẩm được thần thành hóa công dụng.
PGS.TS Trần Thành Nam - Chủ nhiệm Khoa các khoa học giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN cho biết: "Một số đối tượng lợi dụng cái yếu tố tâm lý đó để đưa ra những cái dịch vụ mà qua đó họ có thể là trục lợi được như bán các vật phẩm tâm linh".
Trào lưu ăn theo trào lưu, chưa có sự kiểm soát, cho phép của cơ quan chức năng nên dẫn đến tình trạng bát nháo, tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Chữa lành chính là sự đối mặt, chấp nhận, và vượt qua được những cú sốc tâm lý, hoặc những biến cố trong cuộc sống, chủ động phục hồi cho cả cảm xúc, tâm hồn, thể chất của con người. Như vậy cũng có thể hiểu chữa lành không phải là trốn tránh mà là đối diện với những thương tổn và trở lại mạnh mẽ, tích cực hơn.
Do đó, mấu chốt quan trọng của chữa lành chính là sự chủ động, là nội lực, là sức mạnh tự thân chứ không phải dựa dẫm vào các trợ lực bên ngoài hoàn toàn, không ai thay thế tốt nhất vai trò của bản thân trong việc "chữa lành".
Những trào lưu chữa lành cũng đang tồn tại nhiều vấn đề cần nhìn nhận nghiêm túc mà phần lớn xuất phát từ những dịch vụ ăn theo trào lưu này. Chỉ cần lên mạng, search cụm từ "chữa lành", có vô số kết quả hiện ra, mà phần nhiều là quảng cáo các khóa học, với các chuyên gia tâm lý tự xưng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tài chính và khiến cho quá trình chữa lành thất bại, dù ít, dù nhiều.
Sau mỗi lời đạo lý là một bài quảng cáo khóa học. Đó chính là thực trạng của các dịch vụ chữa lành hiện nay. Sự xuất hiện của những huấn luyện viên "chữa lành" vốn được họ tự xưng là "coach" là một nguy cơ. Hiện nay, cả nước chỉ có 143 nhà tâm lý lâm sàng và tâm lý trị liệu trong các bệnh viện công, tỷ lệ này trên 100 nghìn dân thấp hơn gần 10 lần so với trung bình chung toàn cầu. Số giường bệnh tâm thần trong cả nước theo kế hoạch là hơn 9.400, trong khi thực kê chỉ hơn 11.400, thấp hơn nhiều so với các nước. Hiện, chỉ tuyến tỉnh và trung ương có chuyên khoa tâm thần cung cấp dịch vụ chăm sóc, điều trị. Lĩnh vực tâm thần rất chuyên biệt, rất đặc thù, vậy nên những ai tự xưng là chuyên gia tâm lý trên mạng, người dân cần hết sức thận trọng.
Đây là lĩnh vực liên quan sức khỏe thể chất và tinh thần của con người, nên các hoạt động tư vấn cần có sự tham gia của bác sĩ tâm lý - những người được đào tạo, có bằng cấp, kiến thức về dịch vụ mình cung cấp. Những dịch vụ đặc thù như yoga, thiền,… cũng cần người hướng dẫn có chuyên môn, kỹ năng thật sự thì mới phát huy hiệu quả.
Việc chữa lành là cần thiết song cũng cần có thời gian, sự kiên nhẫn và nỗ lực tự thân. Nếu bản thân không mở lòng, chưa sẵn sàng vượt qua những nỗi đau, mất mát trong tâm hồn mình thì không ai có thể thay mình làm được điều đó.
Sáng 22/11, World Bank kết hợp cùng Đại sứ quán Úc đã công bố báo cáo và các đề xuất cho lộ trình chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện tại Việt Nam.
Liên quan đến việc phát hiện hàng trăm bộ hài cốt trong khi thi công dự án tại ngõ 167 phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, tính đến thời điểm này, đơn vị thi công đã phát hiện hơn 150 bộ hài cốt. Theo xác minh ban đầu, đây là hài cốt của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.
Dù lực lượng Cảnh sát giao thông Thủ đô đã nhấn mạnh, tiếp tục duy trì kế hoạch tập trung xử lý các trường hợp học sinh vi phạm luật giao thông, song trên thực tế, một bộ phận các em học sinh vẫn thiếu ý thức chấp hành, ngang nhiên vi phạm luật giao thông và tìm cách đối phó với lực lượng chức năng.
Từ ngày 1/7/2027, xe gắn máy hai bánh nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp mới chính thức áp dụng tiêu chuẩn khí thải ở mức 4 thay vì mức 2 như hiện nay. Các loại xe mô tô hai bánh sẽ được áp nâng mức tiêu chuẩn khí thải sớm hơn 1 năm.
Sau nhiều năm chậm tiến độ, tuyến đường Vũ Quỳnh, quận Nam Từ Liêm, dự kiến sẽ giải phóng mặt bằng và hoàn thành thi công trong năm 2025.
Bị trừ hết điểm bằng lái, lái xe sẽ không được điều khiển phương tiện trong thời gian 6 tháng. Đây là quy định tại Thông tư 65 năm 2024 của Bộ Công an quy định kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ để được phục hồi điểm giấy phép lái xe (GPLX).
0