Cần xem đất đai là tư liệu sản xuất
Luật Đất đai 2014 có nhiều kẽ hở khiến doanh nghiệp chỉ cần được quyết định phê duyệt tỷ lệ 1/500 đã có quyền phân lô, bán nền, huy động vốn hoặc dùng để thế chấp ngân hàng. Điều này được ví von là “tay không bắt giặc”, khiến cho nhiều khu đô thị mới dù định giá hàng trăm tỷ - nhưng sau hàng chục năm vẫn hoang hóa.
Khu đô thị AIC (huyện Mê Linh) là một ví dụ. Có diện tích gần 100ha, từng được quảng cáo “như Phú Mỹ Hưng của miền Bắc” do Công ty CP Bất động sản AIC làm chủ đầu tư, tuy nhiên, sau 16 năm kể từ khi được cấp phép đầu tư, dự án vẫn chỉ là các lô đất. Đây lại không chỉ là dự án duy nhất trong tình trạng này ở huyện Mê Linh.
Trong khi quỹ đất để sản xuất ngày một bị thu hẹp, việc phân lô, bán nền không chỉ để lại sự tiếc nuối cho người dân địa phương, mà xa hơn, nó gây nên nhiều hệ lụy với nền kinh tế.
Ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, cho rằng: "Rõ ràng là nhiều dự án chúng ta đã thấy hệ quả, nhiều dự án trên cả, nước thông qua việc phân lô bán nền, họ lại không triển khai xây dựng, không đầu tư phát triển đúng với chức năng của đất đai, phù hợp với quy hoạch được xây dựng, chủ trương của địa phương. Nó không trở thành hiện thực và không triển khai, tạo ra hệ lụy xấu cho thị trường bất động sản, cho nền kinh tế và cả tâm lý của các nhà đầu tư".
Luật Đất đai 2024 quy định cụ thể về việc phân lô, bán nền tại từng địa phương . Đây được xem là công cụ quan trọng để hạn chế sự thâu tóm đất đai, làm giàu cho một nhóm người.
Tuy nhiên, việc đất đai hay nhà cửa bị bỏ hoang hàng chục năm qua vẫn đang là hiện thực. Trong khi công cuộc chống lãng phí đang được đẩy mạnh, đã đến lúc cần xác định: đất đai phải là tư liệu sản xuất đặc biệt của xã hội thay vì coi đó là hàng hóa mua đi bán lại kiếm lời. Từ đó mới có các giải pháp hữu hiệu để giải quyết triệt để thực trạng trên.
Quản lý và khai thác có hiệu quả tài sản công là nhà, đất, Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025 hoàn thành sắp xếp lại, xử lý đối với 100% cơ sở nhà, đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước thuộc thành phố quản lý, sử dụng.
Chính phủ giao Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, để áp dụng ngay từ đầu năm 2025.
Năm 2025, căn cứ từ số liệu các địa phương đã đăng ký, Bộ Xây dựng dự kiến cả nước sẽ hoàn thành trên 100.000 căn nhà ở xã hội, đưa diện tích bình quân nhà ở toàn quốc lên mức 27m2 sàn/người, tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc đạt tối thiểu 45%.
Những dấu hiệu bất thường trong đấu giá đất đã được chỉ ra từ lâu, sự việc phá đấu giá đất ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, chỉ như giọt nước tràn ly.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 134 yêu cầu các bộ liên quan, các địa phương kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.
Ngày 21/8/2024, Công điện số 82/CĐ-TTg được Thủ tướng ban hành ngay sau những phiên đấu giá có số người tham gia kỷ lục và giá trúng cao bất thường tại 2 cuộc đấu giá ở xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai và xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, Hà Nội.
0