Căng thẳng chính trị Hàn Quốc: Nhiều nước bày tỏ quan ngại

Trước những rối ren trên chính trường Hàn Quốc, nhiều nước đã bày tỏ quan ngại, đồng thời tuyên bố theo dõi sát sao diễn biến. Bộ ngoại giao một số nước như Mỹ và Anh đã khuyến nghị công dân thực hiện các biện pháp phòng ngừa an toàn.

Mỹ, đồng minh quan trọng của Hàn Quốc bày tỏ quan ngại về những căng thẳng trên chính trường quốc gia Đông Bắc Á. Đại sứ quán Mỹ tại Hàn Quốc đã ban hành cảnh báo khẩn cấp, khuyến nghị công dân nước này tránh xa các khu vực biểu tình và thận trọng khi ở gần đám đông lớn, tụ tập, biểu tình hoặc tuần hành. Cơ quan này cũng cảnh báo về khả năng các cuộc biểu tình ôn hòa có thể trở nên đối đầu và leo thang thành bạo lực.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken bày tỏ hi vọng “những bất đồng chính trị” ở Hàn Quốc sẽ được giải quyết một cách hòa bình. Ông cũng tái khẳng định sự ủng hộ của Mỹ với đồng minh.

Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba cho biết, nước này đang theo dõi sát tình hình ở Hàn Quốc với “mối quan ngại nghiêm trọng”. Ông nói thêm rằng, Nhật Bản đang thực hiện "mọi biện pháp có thể" đảm bảo an toàn cho công dân ở Hàn Quốc.

Người phát ngôn của Thủ tướng Anh Keir Starmer nhận xét, tình hình "thay đổi rất nhanh" và nước này đang theo dõi chặt chẽ các diễn biến, kêu gọi công dân Anh tránh các cuộc biểu tình ở Hàn Quốc.

Nga, Đức và Liên hợp quốc trước đó cũng thông báo theo dõi sát tình hình ở Hàn Quốc, mô tả lệnh thiết quân luật của Tổng thống Yoon Suk Yeol là "điều đáng quan ngại".

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bang California của Mỹ vẫn đang tiếp tục phải vật lộn với các đám cháy rừng vượt tầm kiểm soát. Hiện tại, đám cháy lớn nhất là ở Palisades, đã thiêu rụi gần 4.800 héc-ta, với khoảng 1.000 công trình trong đó có biệt thự của nhiều sao Hollywood.

Tình hình cháy rừng ở Los Angeles, miền Nam bang California của Mỹ, đang diễn biến nghiêm trọng. Đến nay đã có 5 người được xác nhận thiệt mạng trong khi hàng vạn người phải sơ tán. Hàng chục nghìn người nhận được yêu cầu sơ tán trong tình trạng khổ sở, khi khói dày đặc và bụi bao trùm khu vực. Hơn 1.000 công trình đã bị phá hủy do hỏa hoạn, khi đám cháy được tiếp sức bằng những trận gió mạnh, độ ẩm thấp và tình trạng hạn hán nghiêm trọng.

Ba Lan thông báo sẽ tổ chức vòng một cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 18/5. Chiến dịch tranh cử diễn ra trong thời gian nước này giữ chức Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu trong 6 tháng đầu năm 2025.

Các đám cháy rừng vẫn đang tiếp tục hoành hành vượt tầm kiểm soát ở bang California thuộc bờ Tây nước Mỹ. Thiệt hại từ thảm họa này tới nay ước tính có thể lên tới hơn 50 tỷ USD.

Một loạt lãnh đạo châu Âu đã đưa ra quan điểm cứng rắn sau khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có phát biểu gây sốc về việc mua lại vùng lãnh thổ Greenland của Đan Mạch. Quan điểm của châu Âu là cần tôn trọng chủ quyền đối với các quốc gia.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề nghị Tòa án Tối cao ngăn chặn tòa án bang New York tuyên án ông vào ngày 10/1 tới. Động thái được đưa ra chỉ 2 ngày sau khi yêu cầu tương tự của ông Trump bị tòa án tại New York bác bỏ.