Cảnh báo lừa đảo tài sản qua làm thẻ căn cước

Đợt cao điểm thực hiện Đề án 06, cấp đổi căn cước mới đã trôi qua, nhưng những thủ đoạn lừa đảo nhắm vào quy trình đổi, cấp mới thẻ căn cước vẫn diễn ra với “muôn hình vạn trạng” thủ đoạn mới, chiêu thức mới.

Các đối tượng lừa đảo thường lợi dụng người dân chủ quan, thiếu cảnh giác trong dịp cuối năm để thôi thúc nạn nhân cung cấp thông tin cá nhân hoặc chuyển tiền. Các đối tượng đã tạo các phần mềm tài khoản VNeID giả mạo, sau đó giả danh công an yêu cầu người dân cài đặt. Sau khi chiếm được quyền kiểm soát điện thoại di động, các đối tượng yêu cầu mở ứng dụng, mở nhận dạng sinh trắc học. Từ đó, chúng âm thầm truy cập vào tài khoản ngân hàng rút hết tiền trong tài khoản của nạn nhân.

Thượng tá Nguyễn Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư - Bộ Công an cho biết: “Việc cập nhật, hiệu chỉnh sửa đổi thông tin trong cơ sở dân cư hiện nay cũng đang phân cấp, chỉ có cấp cơ sở, đó là công an các phường, xã, thị trấn mới có thể cập nhật, chỉnh sửa, bởi vậy, người dân phải đến tận trụ sở cung cấp những thông tin thay đổi của mình và phải có xác nhận của công an cơ sở”.

Nếu chỉ có lực lượng chức năng loay hoay tìm cách hạn chế, xử lý tội phạm lừa đảo thì không thể xử lý triệt để, bởi nguyên nhân cốt lõi vẫn xuất phát từ nhận thức của người dân.

Trung tá Nguyễn Minh Hoàn - Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao cho biết: “Thủ đoạn này trong thời gian vừa qua vẫn diễn biến do việc tiếp cận thông tin của người dân trên các phương tiện thông tin truyền thông còn hạn chế. Bên cạnh đó, các đối tượng lừa đảo thường xuyên thay đổi thủ đoạn để tiếp cận người dân, đánh vào tâm lý thiếu hiểu biết để lừa đảo”.

Luật sự Đào Ngọc Lý - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội cho biết: “Bộ luật Hình sự cũng như các luật liên quan đã có những chế tài, những quy định rất cụ thể để xử lý vấn đề này. Tuy nhiên, trong thực tiễn gặp rất nhiều khó khăn, không phải ở phía luật mà ở phía thực thi pháp luật, bởi vì mạng xã hội đôi khi lại đặt máy chủ ở nước ngoài và các đối tượng lừa đảo đã có những tiểu xảo che giấu thân phận”.

Dù rất nhiều lần Công an Thành phố Hà Nội đã tuyên truyền, cảnh báo về chiêu lừa đảo bằng ứng dụng dịch vụ công giả mạo, tuy nhiên, thời gian gần đây, tình trạng nhiều người "sập bẫy" hình thức lừa đảo này vẫn gia tăng.

Người dân nên lưu ý, cán bộ công an khi muốn làm việc với người dân sẽ làm việc trực tiếp thông qua giấy mời, không có trường hợp cán bộ công an yêu cầu hoặc hướng dẫn người dân cài app từ các đường link không rõ ràng. Khi nhận được bất kỳ yêu cầu nào, người dân cần nâng cao cảnh giác để tránh tiền mất, tật mang.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chiều 13/12, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức trao Huân chương Quân công, Huân chương Bảo vệ Tổ quốc của Chủ tịch nước tặng 34 cán bộ cấp cao Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì buổi lễ.

Từ trình báo của người phụ nữ trú tại phường Đại Mỗ về việc bị lừa đảo mất hơn 370 triệu trong tài khoản, Công an quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đã triệt xóa một đường dây chuyên mạo danh cơ quan công an, viện kiểm sát để lừa đảo chiếm đoạt 158,5 tỷ đồng.

Từ ngày 1/1/2025, công dân Việt Nam làm thủ tục xuất, nhập cảnh tại cửa khẩu sẽ được thu thập ảnh chân dung và vân tay.

Đợt cao điểm thực hiện Đề án 06, cấp đổi căn cước mới đã trôi qua, nhưng những thủ đoạn lừa đảo nhắm vào quy trình đổi, cấp mới thẻ căn cước vẫn diễn ra với “muôn hình vạn trạng” thủ đoạn mới, chiêu thức mới.

Ngày 13/12, Công an thành phố Hà Nội đã thông tin chính thức về vụ cháy xảy ra tại khu xưởng sản xuất, kinh doanh đồ gỗ, nội thất trên địa bàn xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất.

Sáng 13/12, Công an quận Thanh Xuân đã tổ chức lễ ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đồng thời triển khai mô hình lực lượng 141 trong tình hình mới.