Cảnh báo ngập lụt do mưa to tại Hà Nội
Đợt mưa này có khả năng sẽ gây ngập úng cho nhiều tuyến phố nội thành với độ sâu phổ biến 15-30cm. Đáng chú ý một số tuyến phố có khả năng ngập sâu hơn với độ sâu 30-50cm. Bao gồm: Thụy Khuê (Chu Văn An - Dốc La Pho), Trích Sài, Âu Cơ... (quận Tây Hồ); Cao Bá Quát; đường Đội Cấn, Đào Tấn, Liễu Giai, Ngọc Khánh…
Mưa to có thể dẫn tới nguy cơ ngập sâu. Các phương tiện tham gia giao thông trên các tuyến phố ngập sẽ bị ảnh hưởng, khó khăn khi di chuyển.
Các chuyên gia cảnh báo, trong đợt mưa này, lượng mưa lớn thường xảy ra tập trung vào chiều tối và đêm, trên phạm vi hẹp (ở không gian cấp tỉnh) với cường suất lớn nên khả năng rất cao gây lũ quét, sạt lở đất, ngập úng tại các khu vực trũng, thấp, đặc biệt trên khu vực các tỉnh vùng núi.
Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp quận Long Biên đã kêu gọi người dân phát huy truyền thống “tương thân, tương ái” cùng chung tay chia sẻ, ủng hộ nhân dân vùng bị thiệt hại do bão lũ gây ra.
Chiều 16/9, quận Hai Bà Trưng tổ chức tiếp nhận ủng hộ nhân dân bị thiệt hại do bão lũ năm 2024 của các tổ chức, cá nhân, với tổng số tiền 2,49 tỷ đồng.
Do ảnh hưởng của dòng chủ lưu áp sát bờ gây xói lở mạnh tại bờ tả sông Hồng, trên địa bàn xã Kim Lan đã xuất huyện sạt lở.
Tính đến sáng 16/9, Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã khôi phục cung cấp điện cho hơn 5,98 triệu khách hàng trên tổng số khoảng 6,1 triệu khách hàng bị ảnh hưởng do bão và lũ lụt.
Khoảng sáng 17/9, áp thấp nhiệt đới đi vào Biển Đông và ngày 18/9 mạnh lên thành bão (bão số 4) với sức gió mạnh cấp 8 khi di chuyển đến vùng biển giữa Biển Đông (khu vực Hoàng Sa).
Tối 16/9, tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, xảy ra vụ sập cầu chui đang thi công thuộc dự án đường cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang.
0