Cảnh giác chiêu lừa giả công an để chiếm đoạt tài sản

Thời gian gần đây, trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội liên tiếp xuất hiện nhiều đối tượng giả danh công an. Chúng gọi điện đe dọa, nói rằng nạn nhân liên quan đến các vụ án và phải ra ngân hàng để chuyển tiền vào tài khoản được chỉ định, nhằm chứng minh vô tội. Điều đáng nói, các đối tượng này nhằm vào những người lớn tuổi để lừa đảo. Tuy nhiên, bằng các biện pháp cụ thể, công an huyện phối hợp cùng các ngân hàng trên địa bàn, kịp thời ngăn chặn nhiều vụ việc.

Những cuộc họp trao đổi thông tin giữa Đội Cảnh sát hình sự, Công an huyện Ba Vì với các ngân hàng trên địa bàn thường xuyên được tổ chức. Qua đó, lực lượng công an đã truyền đạt nhiều nội dung cảnh báo về các phương thức, thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng và các nội dung về công tác đảm bảo an ninh kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng.

Từ sự phối hợp chặt chẽ giữa hai bên đã góp phần nâng cao nhận thức, kỹ năng phát hiện, ngăn chặn, xử lý tội phạm sử dụng công nghệ cao cho cán bộ, nhân viên ngân hàng. Thời gian qua, chị Quách Thị Thúy Vân đã kịp thời phát hiện, thông tin cho lực lượng công an ngăn chặn nhiều vụ việc người dân bị lừa đảo. Gần đây nhất là 1 trường hợp hai vợ chồng ở thôn Hoàng Long, xã Tản Lĩnh đến yêu cầu rút 1 tỷ đồng từ sổ tiết kiệm.

Các đối tượng nhằm vào những người lớn tuổi để thực hiện hành vi lừa đảo.

Chị Quách Thị Thúy Vân - Trưởng phòng Kế toán và Ngân quỹ Agribank, chi nhánh Ba Vì – Hà Tây 1 cho biết: "Các bác nông thôn rút số tiền lớn như thế thì mình nghe cũng thấy có gì đó hơi lạ. Mình ra hỏi hai khách hàng thì họ bồn chồn, lo lắng lắm. Sau đó, khách hàng cũng kể là có một cuộc điện thoại lạ, tự xưng là công an bảo họ dính dáng vào đường dây rửa tiền mua bán ma túy nên họ cũng sợ là mình không đi kêu oan được. Vậy nên, họ ra ngân hàng rút sổ tiết kiệm. Mình đã báo cáo với giám đốc chi nhánh, giám đốc chi nhánh cũng đã gọi điện sang bên Công an huyện Ba Vì".

Đội Cảnh sát hình sự, Công an huyện Ba Vì đã xây dựng, thiết kế áp phích bằng hình ảnh sinh động, ngắn gọn, kèm số điện thoại của trực ban công an huyện, đội cảnh sát hình sự.

Không chỉ trong lĩnh vực ngân hàng, từ những thủ đoạn của tội phạm và những trường hợp người dân sập bẫy lừa đảo thời gian qua, Đội Cảnh sát hình sự, Công an huyện Ba Vì đã xây dựng, thiết kế áp phích bằng hình ảnh sinh động, ngắn gọn, kèm số điện thoại của trực ban công an huyện, đội cảnh sát hình sự nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại về tài sản có thể xảy ra.

Thời gian tới, Công an huyện Ba Vì sẽ tiếp tục triển khai biện pháp tuyên truyền bằng áp phích, đồng thời áp dụng các hình thức tuyên truyền khác để giúp nâng cao ý thức phòng ngừa tội phạm của người dân, đặc biệt đối với tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Công an huyện Thanh Oai vừa phát hiện và kịp thời ngăn chặn nhóm đối tượng tự chế và sử dụng pháo nổ.

Từ ngày 1/1/2025, Luật quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ chính thức có hiệu lực và đi vào cuộc sống. Thời gian này lực lượng Công an đã và đang nỗ lực trong công tác tuyên truyền, vận động người dân chủ động giao nộp vũ khí, vật liệu nổ.

Tình hình tội phạm ma túy vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều nguy cơ tiềm ẩn, nhất là trên các tuyến trọng điểm như: tuyến Tây Bắc, Đông Bắc, miền Trung - Tây Nguyên và Tây Nam - thông tin được đưa ra trong buổi họp báo về kết quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy năm 2024.

Theo báo cáo của Công an Thành phố, trong ngày 20/12, các Tổ công tác 141 đã kiểm tra, phát hiện 7 vụ, 10 đối tượng có dấu hiệu phạm pháp hình sự, bàn giao cho đơn vị chức năng xử lý theo thẩm quyền.

Công an phường Nam Đồng, quận Đống Đa vừa hỗ trợ, giúp đỡ cụ ông ở quận Hà Đông tìm lại tài sản để quên trên xe taxi.

Ngày 26/12, TAND Cấp cao tại Hà Nội dự kiến sẽ xét xử phúc thẩm đối với Trịnh Văn Quyết và 25 bị cáo trong vụ "đại án" xảy ra tại Tập đoàn FLC và các công ty liên quan.