Cảnh giác với thủ đoạn giả danh công an để lừa đảo

Chỉ trong hai tuần đầu tháng 5 này, Công an thành phố Hà Nội đã tiếp nhận hàng loạt đơn trình báo về tình trạng giả danh công an lừa đảo chiếm đoạt tài sản lên tới nhiều tỷ đồng. Hình thức lừa đảo này không mới, vì sao vẫn có nhiều nạn nhân sập bẫy kẻ gian?

Ngày 07/5, bà Ngọt (xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa) liên tiếp nhận nhiều cuộc gọi của các đối tượng tự xưng công an, cáo buộc bà có liên quan tới đường dây mua bán ma túy. Để chứng minh bản thân không liên quan tới hoạt động tội phạm, bà phải nộp 300 triệu đồng. Bằng nhiều thủ đoạn, cả dọa nạt cả dỗ dành, nhóm công an "rởm" đã khiến bà âm thầm mang hết tiền, vàng trong nhà tới cửa hàng vàng bán và nhờ chuyển khoản.

Ông Vương Văn An đã rút toàn bộ 120 triệu trong sổ tiết kiệm rồi chuyển khoản theo yêu cầu của kẻ xấu.

Cũng bị lừa bởi các chiêu trò, thủ đoạn trên, ông Vương Văn An (xã Quảng Phú Cầu) đã tới phòng giao dịch Cầu Lão Agribank, huyện Ứng Hòa, đề nghị nhân viên giao dịch rút toàn bộ 120 triệu trong sổ tiết kiệm rồi chuyển khoản theo yêu cầu của kẻ xấu.

Rất nhiều nạn nhân sập bẫy lừa đảo.

Không may mắn như  ông An và bà Ngọt khi được lực lượng công an, gia đình và ngân hàng phát hiện kịp thời, từ đó ngăn chặn giao dịch, tránh mất tiền, ba vụ việc gần đây, các đối tượng đã lừa đảo, chiếm đoạt hơn 3,4 tỷ đồng của các nạn nhân. Người bị lừa ít nhất là 215 triệu đồng ở Quốc Oai. Số tiền cao nhất bị lừa là 18 tỷ đồng với một phụ nữ ở quận Tây Hồ. Trường hợp còn lại là ở quận Hà Đông, nạn nhân bị dẫn dụ và cả dọa nạt, từ đó thực hiện 32 lần chuyển khoản với tổng số tiền 15 tỷ đồng.

Thủ đoạn các đối tượng đưa ra là cáo buộc nạn nhân liên quan đường dây tội phạm hoặc đang phát sinh nợ. Sau đó, các đối tượng yêu cầu nạn nhân cung cấp tài khoản ngân hàng và các thông tin liên quan hoặc chuyển khoản tiền để phục vụ điều tra, chứng minh mình trong sạch, sau đó chiếm đoạt tiền của người bị hại.

Công an thành phố Hà Nội đang tăng cường nhiều biện pháp nghiệp vụ để truy quét và chặn bắt các đối tượng lừa đảo trên không gian mạng. Mỗi người dân cũng cần trang bị cho mình kiến thức, nâng cao tinh thần cảnh giác trước những cuộc gọi lạ và không có thông tin xác thực, tránh tự biến mình thành nạn nhân của những vụ lừa đảo.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thời điểm học sinh nghỉ hè, các khóa học cho con trẻ bắt đầu được quảng cáo rầm rộ trên mạng xã hội. Nếu không cảnh giác, phụ huynh có thể dễ dàng mắc vào các bẫy lừa đảo.

Nhóm 5 đối tượng người Hàn Quốc mang lệnh truy nã về tội "Tổ chức đánh bạc trên mạng Internet" đã bị công an Việt Nam dẫn giải về nước.

Liên tiếp những vụ giấu kín camera ở các vị trí nhạy cảm để quay lén đã bị phát giác, không chỉ gây ra những tổn thương về tinh thần cho nạn nhân mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh, trật tự xã hội.

Hiện nay, nhiều nhà chờ, điểm trung chuyển xe buýt đang xuống cấp hoặc bị chiếm dụng để kinh doanh, đỗ dừng xe rất lộn xộn, nhếch nhác. Điểm trung chuyển xe buýt Nhổn, quận Bắc Từ Liêm là một điển hình.

Trước tình trạng tàu hỏa Bắc - Nam lưu thông qua Quảng Ngãi liên tục bị các đối tượng ném đá gây hư hỏng nhiều thiết bị, gây mất an toàn cho hành khách và nhân viên đường sắt, làm gia tăng nguy cơ tai nạn.

Ngay giao lộ ở trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, 1 chiếc xe buýt 2 tầng đã vượt đèn đỏ khiến nhiều người đi đường bức xúc.