Cao điểm xử lý vi phạm nồng độ cồn dịp cuối năm

Mới đây, Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an đã ban hành kế hoạch chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông trên cả nước đã ra quân cao điểm xử lý vi phạm giao thông. Trong đợt này, lực lượng chức năng sẽ tập trung chủ yếu vào những vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn giao thông. Mặc dù đã có chiều hướng giảm so với cùng kỳ các năm trước nhưng vi phạm về nồng độ cồn vẫn là một trong những vi phạm được tập trung xử lý nhiều nhất.

Những thói quen đã ngấm vào nhiều cá nhân, dù ăn trưa hay ăn tối cứ gặp nhau là phải có chén rượu, cốc bia… Càng về những ngày cuối năm, tâm lý nhiều người lại càng chủ quan, biết rõ mình đã uống nhưng vẫn cố tình điều khiển phương tiện.

Sau cuộc nhậu buổi trưa với đồng nghiệp, người đàn ông trong đoạn clip vẫn lái xe và vi phạm trên mức kịch khung với nồng độ đo được 0,509 mg/l khí thở. Một cái giá khá đắt khi người vi phạm bị xử phạt hành chính lên tới 8 triệu đồng, bị tạm giữ phương tiện và giấy phép lái xe.

Cũng tại chốt xử lý vi phạm nồng độ cồn tại tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng - Láng Hạ, sau 4 giờ kiểm tra liên tục, đã có hàng chục trường hợp vi phạm nồng độ cồn. Điều đáng nói, dù biết là mình đã sử dụng chất uống có nồng độ cồn nhưng vẫn điều khiển phương thiện. Thậm chí, còn không xuất trình được giấy phép lái xe của mình.

Từ đầu năm đến nay, CSGT cả nước xử lý gần 700.000 trường hợp, số người vi phạm nồng độ cồn chiếm 23% trong tổng lỗi vi phạm. Theo chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, càng về những ngày cuối năm, việc xử lý chuyên đề về nồng độ cồn là liên tục, không có ngày nghỉ và không có vùng cấm, không có ngoại lệ.

Để có thể thay đổi văn hóa ăn nhậu và ý thức chấp hành pháp luật giao thông của nhiều người thay đổi theo hướng trách nhiệm hơn, tích cực hơn không phải là câu chuyện một sớm một chiều. Để làm được điều này cần sự kiên trì, bền bỉ và quyết liệt không vùng cấm, ngoại lệ. Ngoài việc tăng cường lực lượng, lực lượng CSGT cũng tập trung tăng cường xử lý, áp dụng linh hoạt các mô hình tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm an toàn giao thông đợt cao điểm cuối năm và đã phát huy được hiệu quả nhất định.

Dịp cuối năm, tình trạng người tham gia giao thông sử dụng rượu, bia có dấu hiệu gia tăng. Do đó, ngoài việc xử lý vi phạm, lực lượng Cảnh sát giao thông sẽ phối hợp với các lực lượng công an địa phương thường xuyên tổ chức tuyên truyền tại nhà hàng, quán ăn với thông điệp khi đã sử dụng rượu bia thì không điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong bối cảnh chuyển đổi số ngày càng phát triển, thương mại điện tử là xu hướng tiêu dùng được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, đi kèm với những tiện ích của giao dịch mạng, tình trạng hàng giả, hàng nhái kinh doanh qua thương mại điện tử đang dần trở nên phổ biến; gây thiệt hại không nhỏ đến nền kinh tế, an toàn sức khỏe và mất niềm tin cho người tiêu dùng.

Mặc dù đã có không ít trường hợp phát tán thông tin sai sự thật trên mạng xã hội bị cơ quan chức năng xử phạt nhưng tình trạng này vẫn diễn ra thường xuyên làm ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống, an ninh trật tự xã hội. Câu hỏi đặt ra là tại sao tình trạng này vẫn diễn ra, phải chăng do chế tài xử phạt không đủ mạnh hay do thiếu hiểu biết pháp luật của các đối tượng có hành vi vi phạm?

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội đã phối hợp Cảnh sát Interpol ra quyết định truy nã quốc tế đối với bị can Lê Khắc Ngọ (Sinh năm 1990; Hộ khẩu thường trú: Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội).

Ngày 22/12, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP Hà Nội) cùng Công an quận Hà Đông cho biết đang điều tra làm rõ vụ gãy đổ cột báo làn đường BRT tại ngã tư Vạn Phúc - Tố Hữu, quận Hà Đông.

Ban chỉ đạo 197 quận Long Biên đã tổ chức ra quân cao điểm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường dịp cuối năm 2024 và Xuân hội 2025.

Sáng 22/12, đoạn qua ngã tư đèn đỏ trên đường Tố Hữu (Hà Đông, Hà Nội), một chiếc xe Mercedes màu trắng phóng nhanh đã lao thẳng lên dải phân cách giữa đường, tông đổ biển báo.