Cặp đôi robot TBM khoan hầm Metro Nhổn - ga Hà Nội
Đã 5 ngày việc thi công đào hầm tuyến đường sắt có đoạn đi ngầm đầu tiên ở Thủ đô được triển khai. Theo thông tin từ Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội, máy đã đào được 10,5 m hầm.
Hai máy TBM được đặt tên "Thần tốc" và "Táo bạo" sẽ đào xuyên lòng đất từ ga S9 đến ga S12 dưới sự điều khiển của các kỹ sư Việt Nam cùng sự hỗ trợ từ chuyên gia quốc tế.
Sau khi hoàn thành 240 m đầu tiên, máy sẽ tăng tốc để đến ga S10 trong tháng 1/2025 và cuối cùng đến ga S12 - Trần Hưng Đạo vào tháng 10/2025.
Ông Đoàn Hữu Khoát, Giám đốc dự án, Công ty cổ phần Felcon, cho hay: “200 m đầu tiên gọi là giai đoạn khoan khởi tạo, chúng tôi sẽ tối ưu hóa các bước để có thể rút ngắn tiến độ cho các đoạn sau. Sau đoạn 200 m này, chúng tôi có thể có những điều chỉnh liên quan đến tốc độ khoan cũng như cung ứng và huy động về con người.
Dự án Metro line 3 đang dùng công nghệ của Đức, dùng các chất ổn định đất làm cho đất có độ dẻo nhất định theo băng chuyền chuyển ra ngoài, cẩu lên mặt đất xuống các hố đất đã được quy định từ trước, chúng tôi tin có sự ưu việt nhất định về mặt công nghệ cũng như điều khiển”.
Việc sử dụng dòng máy cân bằng áp lực rất phù hợp với điều kiện địa chất có nhiều loại đất hỗn hợp tại Hà Nội. Trong quá trình khoan hầm, các cảm biến được lắp đặt trên mặt đất sẽ cảnh báo khi xảy ra các hiện tượng lún, nứt nền địa chất nơi đường hầm đi qua để đơn vị thi công có biện pháp xử lý.
Robot TBM đào hầm đến đâu, vỏ hầm sẽ được lắp đặt cuốn chiếu tới đó.
Ông Sergei Papin, chuyên gia TBM Tunnnelling, cho biết: “Hiện tại việc khoan 200 m đầu gặp khá nhiều khó khăn khi phải vừa khoan vừa đánh giá địa chất, ngoài ra thì tôi không thấy bất kỳ khó khăn nào.
Các kỹ sư của Việt Nam rất tuyệt, chỉ vài ngày họ đã nắm được thao tác khoan lắp vỏ hầm, chúng tôi cùng các đồng nghiệp đang giám sát chặt chẽ các hạng mục của dự án”.
Theo thiết kế, trong điều kiện lý tưởng, mỗi ngày máy sẽ đào được khoảng 5 - 10 m đường hầm tùy từng đoạn. Việc đào 4 km hầm này dự kiến sẽ mất hai năm.
Tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội nằm trong 10 tuyến quy hoạch đường sắt đô thị của thành phố, có vai trò cực kỳ quan trọng trong kiến tạo hệ thống giao thông công cộng Thủ đô hiện đại, an toàn và hiệu quả.
Tuyến đi qua 8 ga trên cao và 4 ga ngầm với tổng chiều dài là 12,5 km, trong đó đoạn đi ngầm (Cầu Giấy - ga Hà Nội) dài 4 km dự kiến hoàn thành năm 2027, đoạn trên cao Nhổn - Cầu Giấy dài 8,5 km dự kiến vận hành trong ngày 9/8 tới.
Trên toàn tuyến đào ngầm có 6 tòa nhà phải phá dỡ, 42 tòa nhà người dân phải tạm cư một tháng. Hiện Ban quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội đã hoàn thành trả chi phí đền bù, tạm cư cho các hộ dân. Tất cả hộ dân đã ký biên bản thỏa thuận và cam kết bàn giao nhà theo kế hoạch thi công.
Mực sông Hồng trong những ngày qua lên cao, khiến hơn 30ha đất trồng đào, quất tại Phú Thượng, Tây Hồ chìm trong nước lũ. Những gia đình trồng đào, quất tại đây không khỏi xót xa vì vụ đào, quất năm nay xác định bị thiệt hại năng, thậm chí mất trắng.
Khu đô thị Nam đường 32 thuộc xã Đức Giang, huyện Hoài Đức hiện vẫn đang trong tình trạng ngập úng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống người dân.
Nhằm sớm khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3 gây ra trên địa bàn thành phố, ngoài đơn vị chuyên nghiệp của công ty công viên cây xanh, còn có rất nhiều lực lượng hỗ trợ để thu dọn, vận chuyển cây xanh bị gãy đổ trên các tuyến đường phố của Thủ đô.
Tại khu vực huyện Chương Mỹ, người dân đang phải chịu cảnh lũ chồng lũ. Sự hỗ trợ kịp thời của các cấp chính quyền đã giúp bà con có nơi tránh trú an toàn, đảm bảo đời sống và sinh hoạt.
Mực nước sông Hồng đã xuống mức báo động1 từ 14h40 chiều hôm nay (13/9). Nước rút nhanh, nhiều hộ dân ở ngoài đê sông Hồng vui mừng bởi được trở về dọn dẹp nhà cửa.
Bên cạnh sự tàn phá và gây nhiều hậu quả, những trận mưa lớn do ảnh hưởng của bão số 3 dường như cũng mang lại một vài tác động tích cực. Dòng chảy trong xanh của sông Tô Lịch ở Hà Nội có lẽ là một trong những điều tích cực hiếm hoi mà bão lũ mang lại. Video do phóng viên Đài Hà Nội ghi nhận hôm nay, 13/9.
0