Cắt giảm thủ tục thực hiện dự án nhà ở xã hội

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà giao Bộ Xây dựng phối hợp với các bộ, ngành, rà soát, cắt giảm tối đa trình tự, thủ tục thực hiện dự án nhà ở xã hội; đơn giản hóa tiêu chí xác định đối tượng cũng như điều kiện, thủ tục thuê, mua nhà ở xã hội.

Đây là một trong những yêu cầu của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc về dự thảo Nghị định quản lý và phát triển nhà ở xã hội, sáng 27/5, tại Trụ sở Chính phủ.

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu cơ chế huy động, sử dụng nguồn lực cho phát triển nhà ở xã hội một cách thống nhất, tập trung. Trong đó, nhà nước đóng vai trò chủ đạo; cùng với đó là nguồn tiền đóng góp để phát triển nhà ở xã hội từ các chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại và nguồn xã hội khác, không để gánh nặng cho các ngân hàng thương mại khi tham gia gói tín dụng ưu đãi cho nhà ở xã hội.

Nghị định cần có thêm các quy định mang tính chính sách, có tính dài hơi về quy hoạch, bố trí quỹ đất trong phát triển đô thị, nông thôn, dành ngân sách Nhà nước kết hợp với các nguồn khác cho dự án nhà ở xã hội.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà.

Phó Thủ tướng giao Bộ Xây dựng phối hợp với các bộ, ngành, rà soát, cắt giảm tối đa trình tự, thủ tục thực hiện dự án nhà ở xã hội; đơn giản hóa tiêu chí xác định đối tượng cũng như điều kiện, thủ tục thuê, mua nhà ở xã hội.

Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng làm rõ tiêu chí về nhà ở xã hội, khuyến khích doanh nghiệp tư nhân đầu tư dự án nhà ở xã hội; hình thành cơ chế hậu kiểm trong thanh tra, kiểm tra các dự án nhà ở xã hội; bổ sung chế định chuyển đổi quỹ đất hoặc dự án nhà tái định cư sang làm nhà ở xã hội…

Với quy định trường hợp bán nhà ở xã hội là nhà ở riêng lẻ (được xây dựng tại xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi) phải nộp tiền sử dụng đất, Phó Thủ tướng yêu cầu xem xét, tính toán, quy định cụ thể bảo đảm quyền lợi của bà con đồng bào dân tộc tộc thiểu số, người dân ở vùng khó khăn.

Đối với quy định các giai đoạn của dự án đầu tư nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang, Phó Thủ tướng yêu cầu, 'không quy định riêng' nhằm bảo đảm bình đẳng giữa các đối tượng được hỗ trợ nhà ở xã hội; đồng thời đẩy mạnh phân cấp cho địa phương, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an…

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, dự thảo Nghị định gồm 7 chương, 78 điều nhằm hướng dẫn chi tiết 18 nội dung trong Luật Nhà ở 2023 liên quan đến chính sách nhà ở xã hội.

Các ý kiến tại cuộc họp đã thảo luận, thống nhất với quy định nộp tiền sử dụng đất được tính tại thời điểm chủ đầu tư dự án khi bán lại nhà ở xã hội sau 10 năm cho thuê; người mua nhà ở xã hội là căn hộ chung cư sau 5 năm được bán và không phải nộp tiền sử dụng đất.

Một số ý kiến đề nghị làm rõ chính sách tín dụng ưu đãi; diện tích, hệ số sử dụng đất đối với nhà ở xã hội riêng lẻ; trách nhiệm thẩm định của cơ quan quản lý nhà nước đối với nghĩa vụ xây nhà ở xã hội của chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại; bố trí quỹ đất trong khu công nghiệp để làm nhà lưu trú cho công nhân…

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trước tình trạng đất được chuyển đổi mục đích sử dụng để mua bán kiếm lời, không được đưa vào khai thác, các luật mới về bất động sản đã có nhiều biện pháp răn đe, xử lý nghiệm các hành vi vi phạm.

Những tồn tại của thị trường bất động sản tiếp tục là nội dung được Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh chỉ ra trong báo cáo thẩm tra kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch năm 2025 tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa 15.

Theo ghi nhận mới nhất của Đài Hà Nội, nhiều căn nhà tập thể có tuổi đời vài chục năm, thậm chí đang xuống cấp nhưng vẫn được rao bán với giá hơn 80 - 100 triệu đồng/m².

Luật Đất đai 2024 là chính sách quan trọng được kỳ vọng sẽ giúp thành phố Hà Nội duy trì vị thế dẫn đầu về phát triển giao thông công cộng và xây dựng đô thị theo mô hình TOD.

Phiên đấu giá 39 lô đất tại Dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đất đấu giá quyền sử dụng đất tại thôn Yên Quán, xã Tân Phú, huyện Quốc Oai (Hà Nội) dự kiến tổ chức vào ngày 25/10, đã bất ngờ bị tạm dừng theo yêu cầu của huyện Quốc Oai.

Sau hơn 14 tiếng, cuộc đấu giá 27 thửa đất ở quận Hà Đông đã kết thúc vào lúc 23h tối 19/10. Giá trúng cao nhất là hơn 262 triệu đồng cho lô 1A- 03 khu Đồng Đanh - Đồng Cộc, phường Phú Lương, gấp 8 lần giá khởi điểm.