Cầu mới tạo lực đẩy cho BĐS hai bên sông Hồng

Để Thủ đô Hà Nội mở rộng không gian phát triển theo hướng văn minh, hiện đại, việc xây dựng những cây cầu kết nối hai bên bờ sông Hồng có vai trò quan trọng và được kỳ vọng sẽ phát huy hiệu quả nguồn lực đất đai.

Cầu Trần Hưng Đạo nằm trong 8 công trình đường bộ vượt sông Hồng sẽ sớm được Thành phố xây dựng, kết nối hai quận Long Biên và Hoàn Kiếm. Dự án sẽ có tổng mức đầu tư dự kiến hơn 16.000 tỷ đồng với chiều dài toàn tuyến khoảng 5,6 km, quy mô 6 làn xe cơ giới.

Cùng sự hoàn thiện các tuyến đường vành đai, những cây cầu mới không chỉ kết nối hai bờ sông Hồng mà còn tạo động lực phát triển kinh tế, mở rộng không gian đô thị.

Cầu mới tạo lực đẩy cho BĐS hai bên sông Hồng

Cùng với những cây cầu hiện có, Thành phố đang rất cần thêm những công trình kết nối hai bờ sông Hồng mới để khép kín các vành đai giao thông, mở hướng phát triển về phía những vùng đất giàu tiềm năng như: Đông Anh, Gia Lâm và Long Biên… Những cây cầu này sẽ là mạch nối thẳng đến tương lai của đô thị Hà Nội với trục không gian đặc biệt, mang tính biểu tượng, chủ đạo trong phát triển toàn diện: trục sông Hồng.

Bên cạnh đó các dự án nhà ở sẽ hưởng lợi từ việc di dân. Một số dân cư phố cổ trước đây đã chuyển sang các quận giáp ranh tại khu vực phía Đông sinh sống, do các điều kiện hạ tầng tốt, việc đi lại thuận tiện. Tỷ trọng nguồn cung căn hộ tại phía Đông trong tương quan với tổng nguồn cung cả thị trường đã tăng từ mức rất thấp vào năm 2011 lên 18% vào năm 2023.

Không chỉ tăng về nguồn cung, giá bất động sản khu vực này cũng tăng đáng kể. Giai đoạn 2013-2023, giá chào bán các sản phẩm bất động sản thị trường sơ cấp ghi nhận mức tăng đều, trung bình 20% một năm. Các chuyên gia nhận định, thời gian tới, sản phẩm bất động sản tại các khu vực này nói riêng và Hà Nội nói chung sẽ ngày càng cải thiện.

Việc xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng cường kết nối hai bên bờ sông Hồng cũng thúc đẩy sự phát triển của các tiện ích khác, tạo lực đẩy cho thị trường bất động sản phát triển ly tâm, nhất là khi quỹ đất tại khu vực trung tâm không còn nhiều. Chính vì vậy những cây cầu như: Trần Hưng Đạo rồi Cầu Tứ Liên và Thượng Cát cần sớm được triển khai để tiếp tục mở rộng không gian phát triển ra phía Đông và phía Bắc Thủ đô.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong lúc nguồn cung nhà ở đang vô cùng khan hiếm, khiến giá liên tục tăng cao thì có đến hàng chục nghìn căn hộ tái định cư đang bị bỏ hoang gây lãng phí. Nhằm cải thiện nguồn cung, nhiều ý kiến đề xuất chuyển đổi nhà tái định cư sang nhà ở xã hội để chấm dứt tình trạng lãng phí này.

Hơn 200 dự án tương đương 62.000 căn hộ tại Hà Nội gặp vướng mắc do sai phạm về quy hoạch, tự ý chuyển đổi công năng, nghĩa vụ tài chính.

Chủ trương xây nhà ở xã hội là chính sách an sinh quan trọng của Đảng và nhà nước, khi tạo cơ hội cho người thu nhập thấp có chỗ ở ổn định. Thành phố đang chỉ đạo các sở, ngành, địa phương khẩn trương rà soát quỹ đất để phát triển mới các dự án nhà ở xã hội, từng bước đáp ứng nhu cầu của người dân.

Theo Bộ xây dựng, đến tháng 6, cả nước có 503 dự án nhà ở xã hội được triển khai, với quy mô gần 420 nghìn căn.

Tại cuộc họp về dự thảo Nghị định hướng dẫn một số điều của Luật Nhà ở, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu loại phải áp dụng quy chuẩn an toàn như nhà chung cư.

Những vướng mắc về chính sách đang khiến nhiều dự án bất động sản, nhà ở thương mại và cả nhà ở xã hội trên địa bàn Hà Nội chưa thể triển khai theo kế hoạch. Các khó khăn này có thể được khai thông khi các luật mới liên quan đến nhà đất và thị trường BĐS có hiệu lực.