Cầu Nhật Tân lung linh về đêm

Hệ thống chiếu sáng hiện đại, đẹp mắt chính là ưu điểm để Cầu Nhật Tân luôn nổi bật. Công trình càng rực rỡ khi Thủ đô và đất nước kỷ niệm các ngày Lễ lớn.

Đêm xuống cây cầu này sẽ được biến hóa và khoác lên mình một bộ quần áo mới đa sắc màu, ánh sáng thì được thay đổi nhịp nhàng và rực rỡ cả một khúc sông. Công trình càng  rực rỡ khi Thủ đô và đất nước kỷ niệm các ngày Lễ lớn.

Cầu Nhật Tân lung linh về đêm

Xây dựng vào năm 2009 và hoàn thành vào năm 2015, cầu Nhật Tân là biểu tượng của mối quan hệ hữu nghị hợp tác Việt Nam - Nhật Bản. Nối 2 bờ sông Hồng đang trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, công trình kết nối giữa sân bay Nội Bài và trung tâm Thành phố, mang ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội của Thủ đô.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đoạn đường giữa cánh đồng ở thôn Thụy Khuê (xã Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội) dài gần 1km, mát rượi trong những ngày hè nhờ những cây xà cừ có tuổi đời hơn nửa thế kỷ.

Khi màn đêm buông xuống, Hà Nội như chia ra làm hai thế giới. Một bên chìm vào giấc ngủ sau cả ngày vất vả ngược xuôi. Ở bên còn lại, mọi thứ vẫn tiếp diễn, nhựa sống vẫn tràn đầy nhưng theo một cách khác.

Tháng 6, khi sen hồng bắt đầu nở rộ tại các đầm ở Hồ Tây, cũng là lúc người làm nghề ướp trà sen lại tất bật vào vụ mùa mới.

Khu phố cổ Hà Nội lúc nào cũng đông đúc, là điều kiện thuận lợi để các hộ kinh doanh, buôn bán cùng nhau chia sẻ không gian chung để mưu sinh.

Những buổi sáng cuối tuần bên Hồ Tây không chỉ là thời gian để ngắm nhìn và chăm sóc chim, mà còn là khoảnh khắc để những người đam mê chim cảnh thư giãn, tạm quên đi những lo toan của cuộc sống, hòa mình vào tiếng hót của những chú chim.

“Gió đưa cành trúc la đà. Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương. Mịt mù khói tỏa ngàn sương. Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ.” Những câu ca dao trên đã đi vào tiềm thức của không ít người Hà Nội khi nhắc tới nghề làm giấy dó nổi tiếng một thời của làng Yên Thái.