'Cầu thang văn hóa' đặc biệt tại Hà Nội
Trong không gian của những nhà tập thể cũ ở phường Nghĩa Tân (Hà Nội), có một khu vực hơn 20 năm nay đã trở thành địa điểm giúp kết nối tình hàng xóm, góp phần nâng cao tri thức cho người dân cũng như bảo vệ khuôn viên cộng đồng. Đó không phải nhà văn hóa cũng không phải thư viện, mà nó có tên gọi rất đỗi thân thuộc – “cầu thang văn hóa”.
Bà Đào Thị Anh Tuấn – phụ trách cầu thang văn hóa nhà A3, phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy chia sẻ: "Cầu thang văn hóa này thành lập từ năm 1999. Từ khi có cầu thang văn hóa thì tình làng nghĩa xóm thắt chặt hơn. Có khi chuyện nhà không nói được với con nhưng mà nói được với nhau ở đây."
Bà Trương Thị Đoan – phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy cho biết: "Cầu thang này không chỉ sống trong lòng của nhân dân tổ 17 mà còn lan tỏa ra nhiều nơi, là niềm tự hào của chúng tôi vì nó là nguồn tri thức ngoài cộng đồng cho toàn thể nhân dân. Vì chúng ta xây dựng xã hội học tập, không chỉ nhà trường mà học ở ngoài đời, sách báo, cộng đồng cũng là nguồn thông tin học tập quan trọng."
Theo ông Đỗ Trung Minh - Bí thư Chi bộ tổ dân phố 17, khu tập thể Bắc Nghĩa Tân, phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy thì "cầu thang văn hóa" như một trung tâm học tập cộng đồng cho người già, người trẻ, thanh thiếu niên, đặc biệt về sách của pháp luật. Đây còn là nơi gắn kết các thế hệ trong khu tập thể…
Từ khu nhà A3, đến nay, hơn 176 cầu thang tại phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy đã đăng ký xây dựng cầu thang văn hóa. Đây được xem là mô hình nhỏ nhưng ý nghĩa lớn bởi tại đây mọi người không chỉ được giao lưu, sống khỏe, sống vui mà quan trọng hơn nó còn trở thành địa chỉ hiệu quả để tuyên truyền, phổ biến các quy định, quy tắc ứng xử, góp phần xây dựng mô hình tập thể văn hóa, ứng xử lịch thiệp, tôn trọng không gian chung.
Ông Đỗ Minh Thủy – phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy cho biết: "Ở đây có phân công trực, đưa báo, cất báo, dọn vệ sinh hàng ngày. Thông qua giao lưu, bà con trong khu tập thể được tăng sự hiểu biết về đường lối chủ trương của Đảng."
Mặc dù công nghệ ngày càng phát triển nhưng “Cầu thang văn hóa” vẫn tồn tại hiệu quả và trở thành nét đẹp giữa lòng Thủ đô … Đó là minh chứng cho những nỗ lực của cư dân trong việc xây dựng một không gian văn hóa chung cho tất cả mọi người./.
Lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH và Sở Công Thương Hà Nội đã trao tặng 35 tấn gạo, 8.000 bình nước, 1.500 thùng lương khô đến người dân tại các xã của huyện Chương Mỹ chịu thiệt hại bởi bão lũ.
Sáng 13/9, Quận ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Ba Đình phát động ủng hộ nhân dân các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ.
Mực sông Hồng trong những ngày qua lên cao, khiến hơn 30ha đất trồng đào, quất tại Phú Thượng, Tây Hồ chìm trong nước lũ. Những gia đình trồng đào, quất tại đây không khỏi xót xa vì vụ đào, quất năm nay xác định bị thiệt hại năng, thậm chí mất trắng.
Khu đô thị Nam đường 32 thuộc xã Đức Giang, huyện Hoài Đức hiện vẫn đang trong tình trạng ngập úng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống người dân.
Nhằm sớm khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3 gây ra trên địa bàn thành phố, ngoài đơn vị chuyên nghiệp của công ty công viên cây xanh, còn có rất nhiều lực lượng hỗ trợ để thu dọn, vận chuyển cây xanh bị gãy đổ trên các tuyến đường phố của Thủ đô.
Tại khu vực huyện Chương Mỹ, người dân đang phải chịu cảnh lũ chồng lũ. Sự hỗ trợ kịp thời của các cấp chính quyền đã giúp bà con có nơi tránh trú an toàn, đảm bảo đời sống và sinh hoạt.
0