Cầu xuống cấp, lan can ven sông nghiêng đổ, ai lo?

Cầu đi bộ, hay một số tuyến đường ven sông được coi là huyết mạch ở một số khu vực dân cư đông đúc, người và phương tiện thường xuyên qua lại. Song có một thực tế, cơ sở hạ tầng lại bị xuống cấp, mặt cầu hở toác, thủng, thậm chí lan can đoạn hoen gỉ, đoạn bị mất cắp, trông vừa mất mỹ quan vừa tiềm ẩn rủi ro trong việc bảo vệ sự an toàn của người dân qua lại.

Lan can hoen gỉ, mặt cầu chỗ thì hở toác, chỗ thủng cũng phải cỡ hơn 1 gang tay. Người dân đã phải tự lấy tấm sắt như thế này để tạm lên trên. Song những người như bà Lệ Thanh, phường Vĩnh Tuy sống gần khu vực này cũng phải nơm nớp lo sợ. Bởi cây cầu đi bộ này là lối đi thuận tiện của nhiều người dân thuộc 2 phường Quỳnh Mai và Vĩnh Tuy.

"Cầu này nhanh gần, trên kia đi bộ xa hơn. Tôi đi qua cũng sợ, có lần suýt ngã. Cầu dành cho đi bộ mà xe máy cứ phóng vèo vèo, nên rất sợ.", bà Nguyễn Thị Lệ Thanh chia sẻ. 

Không những cầu đi bộ bị xuống cấp mà ngay cả lan can dọc hai bên bờ sông Kim Ngưu đoạn qua các phường thuộc hai quận Hai Bà Trưng và quận Hoàng Mai cũng chịu cảnh tương tự. Đoạn bị gỉ, đoạn bị gãy hay thậm chí đoạn thì bị mất cả thanh sắt. Người dân phải tạm chăng dây để cảnh báo, trông rất mất mỹ quan và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

"Tôi ở dân phố ở đây, qua người dân phản ánh, lan can dọc 2 bên bờ sông Đông Tây Kim Ngưu, mất rất nhiều. Một số đối tượng nghiện hút trộm cắp lan can vào tầm giữa đêm. Người dân đã báo cáo chính quyền, nhưng chưa có biện pháp.", ông Như Điệp sống tại phường Vĩnh Tuy, quận Hại Bà Trưng nói.

Không chỉ dọc tuyến sông Kim Ngưu, tình trạng lan can xuống cấp cũng đang diễn ra tại tuyến đường dọc tuyến đường tuyến sông Lừ, sông Sét, sông Tô Lịch hay như ven sông Gạo, tuyến đường nối giữa 2 phường Vĩnh Hưng và phường Hoàng Văn Thụ. Tại thời điểm ghi hình, nhiều chỗ lan can chỉ còn trơ lại cột, thanh chắn ngang cũng "không cánh mà bay" cả một đoạn dài, gây mất an toàn cho người dân khi di chuyển qua đây. 

Việc lan can hư hỏng hoặc mất trộm đã xảy ra nhiều năm nhưng vẫn chưa có hướng khắc phục, sửa chữa. Đến thời điểm hiện tại, các hàng lan can này mới chỉ được buộc dây tạm, chưa có chút chỉnh trang nào. Vì vậy, rất cần trách nhiệm vào cuộc của các cơ quan chức năng liên quan. Có như vậy, sự an toàn của người dân mới được đảm bảo. Mỹ quan đô thị không còn cảnh nhếch nhác.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 17/9, Đoàn đại biểu cấp cao Thủ đô Hà Nội do Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh làm trưởng đoàn đã đến Thủ đô Viêng Chăn (Lào) tham dự Hội nghị thị trưởng Thủ đô các nước ASEAN.

Sau một tuần từ khi bão số 3 đi qua, góc phố Nghi Tàm, quận Tây Hồ vẫn rực rỡ bởi khung cảnh đẹp mắt của các giàn hoa giấy.

Sau đợt vận động toàn dân tham gia tổng vệ sinh sau bão số 3, tất cả các cây xanh bị gãy, đổ tại các tuyến phố đã cơ bản được dọn dẹp. Các quận huyện, đặc biệt là 12 quận nội thành đã hoàn tất việc bố trí điểm tập kết tạm cũng như hoàn tất việc dọn cây gãy đổ về các điểm này.

Sau bão số 3, Hà Nội ghi nhận hơn 36.000 ha lúa bị gãy, đổ và bị ngập, hơn 11.700 ha rau màu và hơn 8.800 ha cây ăn quả bị ảnh hưởng.

Sau khi cơn bão số 3 đi qua, một số khu nhà tái định cư càng lộ rõ nguy cơ mất an toàn, gây lo lắng cho cư dân, đặc biệt là tại khu nhà tái định cư A6 Nam Trung Yên.

Trên phố Hàng Mã vào dịp Trung thu, tình trạng tự ý chiếm dụng vỉa hè, lòng đường tổ chức trông xe tự phát đã gây ảnh hưởng tới trật tự giao thông.