Cây di sản không gian xanh giữa Thủ đô
Cây đa đại thụ nằm trong khuôn miếu làng Vạn Phúc (Hà Đông). Theo bà Nguyễn Thị Phi, Phường Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội, người dân trong làng không ai biết cây đa này bao nhiêu tuổi và được trồng khi nào nhưng tương truyền trồng từ thuở lập làng… Trải qua bao thăng trầm, đến nay, cây đa di sản này đã trở thành biểu tượng của người dân làng Vạn Phúc.
Bà Phi cho biết: "Cây đa nghìn năm rồi thường xuyên đến Tết nhân dân ra sang sửa lại cho lịch sử, khang trang. Chúng tôi tự hào phấn khởi, lịch sử miếu thờ đức thánh bà. Cái gì cũng tổ chức tại đây để dân làng học tập làm gương những sự việc của phường Vạn phúc."
Còn cây Sanh hơn 300 năm tuổi trong khuôn viên đình làng Cống Vị (quận Ba Đình) - ngôi đình thờ Hoàng Ngọc Trung - người có công di dân lập làng, khai phá vùng đất phía Tây kinh thành Thăng Long từ thời Lý. Người dân trong làng coi đây là "báu vật", là niềm tự hào mà họ bảo vệ từ đời này sang đời khác.
Bà Trương Thị Ngoãn - Quận Ba Đình, Hà Nội Cây chia sẻ: "Di sản thì chúng tôi chăm lo bảo vệ cây, không cho đu bám, bẻ cành, không được phép che hoặc sử dụng bất kỳ cái gì… Chúng không phải riêng ban di tích dân làng cũng ra bảo vệ."
Bà Hoàng Thị Xuân – Quận Ba Đình, Hà Nội cho biết:" Khuôn viên đình làng có từ xưa, các cô, bà ông hậu duệ của tiền bối, nơi đây cảnh quan đẹp, hoa của lòng người, hoa của đình được nhiều du khách đến đây, ai đến đây cũng muốn lưu lại kỷ niệm đẹp… Cây xanh tạo không gian đẹp, không khí trong lành."
Hà Nội hiện nay có hàng nghìn cây di sản ở khắp các quận huyện, trong đó có những cây trên 1.000 năm tuổi. Cây di sản không chỉ mang giá trị về lịch sử, văn hoá mà còn góp phần bảo vệ cảnh quan môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học.
GS.TSKG Đặng Huy Huỳnh - Chủ tịch Hội đồng Cây di sản Việt Nam cho biết thêm: "Tổ chức bảo tồn cây di sản Việt Nam cho đến nay hơn 13 năm là tổ chức lan tỏa ý thức cộng đồng, bảo vệ môi trường, bảo vệ cây xanh, bảo vệ văn hóa, di tích đồng thời thể hiện tấm lòng tri ân với tiền bối, tiền nhân từ xưa đã trồng cây, giữ gìn cây, biết cây rừng ý nghĩa với con người."
Sáng nay, 16/11, Lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 khai mạc tại vườn hoa đền Bà Kiệu và không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm. Đến dự chương trình có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà; Thống đốc tỉnh Kanagawa Kuroiwa Yuji và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki.
Trong suốt 6 tháng phát động, Ban Tổ chức Cuộc thi Tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính (CCHC) Hà Nội năm 2024 đã huy động 100% các cơ quan, đơn vị tham gia. Các giải pháp, sáng kiến năm nay được đánh giá là thiết thực, vừa giúp cơ quan công quyền tối ưu hóa quy trình giải quyết các thủ tục hành chính, vừa làm lợi nhiều cho người dân và doanh nghiệp.
Sau 6 tháng phát động và triển khai, cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính năm 2024 của thành phố Hà Nội đã đi tới vòng chung khảo, với 6 ý tưởng tốt nhất tham gia tranh giải.
Sáng nay, 16/11, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội và huyện Ứng Hoà đã tổ chức hội nghị ký thỏa thuận hợp tác đẩy mạnh công tác tuyên truyền toàn diện về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh của huyện trên hệ sinh thái truyền hình, phát thanh, nền tảng số của Đài Hà Nội.
Dự án cải tạo, nâng cấp đường Liên Châu Thanh Oai đi Thường Tín và chiều ngược lại vẫn chưa hẹn ngày hoàn thiện. Việc triển khai chậm trễ đã gây ra nhiều nguy cơ tai nạn với người tham gia giao thông.
Sáng 16/11, Hà Nội tổ chức chung khảo Chung khảo Cuộc thi "Tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính năm 2024" của thành phố Hà Nội. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải chủ trì.
0