Cây xanh đô thị chưa được bảo vệ hiệu quả
Cây xanh bị treo biển quảng cáo, quấn đèn led chằng chịt, bị đóng đinh sắt hay thậm chí bị cắt ngang bởi một miếng tôn sắt. Việc này lâu nay nghiễm nhiên được xem là bình thường ở Thủ đô. Cây xanh trước cửa nhà ai thì gần như được mặc định là cây thuộc quyền sở hữu của nhà đó. Thế nên, họ cứ tùy tiện đóng đinh, đổ bê tông kín gốc cây như thế này mà không bị ai ngăn cản, xử phạt.
Ông Lê Huy Cường - Chuyên gia Lâm nghiệp - Hội Bảo vệ Thiên nhiên Môi trường Việt Nam cho hay: "Các đinh đó không phải là đinh nhỏ mà rất lớn, khi vào thớ gỗ ảnh hưởng đến mạch libe hút chất dinh dưỡng để nuôi cây. Có thể khiến cây bị sâu mọt, nấm, nhất là những loại sâu, xén tóc dễ xâm nhập vào thân cây. Cái thứ hai là khi các hộ dân treo đèn led quấn xung quanh thân cây thì thực tế ra rất ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây, vì sao dù là đèn led năng lượng rất thấp thôi nhưng mà vẫn tỏa ra nhiệt và nhiệt đó ảnh hưởng đến hệ thống mạch libe quanh thân cây, mạch libe là mạch hút chất dinh dưỡng từ đất để đưa lên nuôi cây".
Theo điều 34 Nghị định 38 năm 2021 của Chính phủ, hành vi giăng dây, giăng đèn trang trí, treo biển quảng cáo hoặc các vật dụng khác vào cây xanh ở những nơi công cộng, đường phố, công viên không đúng quy định, sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng. Phạt tiền từ 10.000.000 - 15.000.000 đồng với hành vi đổ phế thải, chất độc hại, vật liệu xây dựng vào gốc cây xanh.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc xử phạt không được thực thi nghiêm túc, dẫn đến tình trạng cây xanh ở Hà Nội bị xâm hại ở nhiều mức độ khác nhau ví dụ như trường hợp cây sao đen tại phố Lò Đúc. Nhiều cây xanh đã chết dần chết mòn theo phương thức chăm sóc đó.
Sau câu chuyện cây sao đen bị chặt hạ tại phố Lò Đúc, UBND quận Hai Bà Trưng đã ban hành văn bản tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, bảo tồn cây xanh đô thị, trong đó, chỉ đạo các đơn vị chức năng và UBND 18 phường tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm.
UBND 18 phường của quận Hai Bà Trưng đã tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân cùng tham gia trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh; hỗ trợ giám sát, phát hiện và thông tin cho các cơ quan chức năng xử lý đối với hành vi xâm hại cây xanh trên địa bàn. Đặc biệt, các hộ mặt tiền các tuyến phố lớn có cây xanh ký cam kết không xâm hại, cùng phối hợp chăm sóc, bảo vệ cây. Đến nay đã có gần 5.000 hộ dân trên các tuyến phố chính có cây xanh trước cửa ký cam kết.
Mới đây, các đơn vị duy trì, quản lý cây xanh của thành phố đã đi kiểm tra, tiến hành nới lỏng hoặc tháo bỏ các bộ gông, khung sắt vốn có chức năng chống đỡ cây ở nhiều tuyến phố. Thống kê sơ bộ hiện Hà Nội đang sử dụng khoảng 8.000 bộ cọc thép bảo vệ cây xanh. Cây mới trồng vẫn cần hệ thống cọc bảo vệ trong vòng 2 năm đầu để cây kịp bắt rễ và sinh trưởng tốt, đồng thời, giúp phòng tránh bão. Tuy nhiên, sau đó cần bỏ đi hoặc thay đổi hình thức chống đỡ để đảm bảo mỹ quan đô thị và sinh trưởng cho cây.
Hà Nội đặt mục tiêu sẽ trồng 500.000 cây xanh đô thị từ nay đến năm 2025, việc chăm sóc, duy trì thường xuyên, đặc biệt là rà soát các biên pháp phòng chống, bảo vệ cây trong suốt quá trình sinh trưởng, cũng cần được giám sát chặt chẽ, bởi cây xanh chính là “lá phổi sống” của Thủ đô.
Để đảm bảo sự sống cho cây xanh đô thị, không chỉ có các đơn vị chức năng, mà bản thân mỗi người dân cũng cần nâng cao ý thức chăm sóc bảo vệ cây. Việc xử lý những hành vi xâm hại cây cũng cần được thực hiện nghiêm hơn. Có như vậy, cây xanh mới thực sự trở thành một phần không thể thiếu, niềm tự hào của Thủ đô nghìn năm tuổi.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 13 giờ ngày 17/11, vị trí tâm siêu bão Man-yi ở vào khoảng 15,8 độ Vĩ Bắc; 122,0 độ Kinh Đông, trên vùng ven biển phía Đông Nam đảo Luzon (Philippines).
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025, quy định tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng.
Nhân dịp Ngày truyền thống của ngành đối ngoại nhân dân, sáng 17/11, hơn 300 cán bộ ngoại giao và gia đình; cùng các đại sứ, đại biện lâm thời, các cơ quan nước ngoài tại Việt Nam, hội viên các hội hữu nghị đã cùng tham gia Hành trình đạp xe hữu nghị vì Hà Nội xanh.
Theo phản ánh của người dân, dù đã được đầu tư xây dựng mới đi vào hoạt động một thời gian dài, thế nhưng hai tuyến phố là phố Đỗ Nhuận (quận Bắc Từ Liêm) và tuyến phố Hoàng Đôn Hoà (quận Hà Đông) vẫn không có đèn đường. Việc lưu thông trong đêm tối đã khiến nhiều vụ TNGT xảy ra, dù nhiều lần kiến nghị nhưng đến nay người dân vẫn phải nơm nớp lo sợ mỗi khi đi qua những tuyến đường này.
Dù nhiều quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức lập lại trật tự đô thị trên vỉa hè, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, các vi phạm lại tái diễn, vỉa hè bị người bán hàng chiếm dụng theo nhiều hình thức khác nhau khiến người đi bộ lại phải tràn xuống lòng đường.
Tối 16/11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam đã diễn ra Lễ khai mạc Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã dự và phát biểu.
0