Chấm dứt bạo lực giới, xây dựng hạnh phúc gia đình

Bạo lực giới là bạo lực nhằm vào một người trên cơ sở đối xử phân biệt giới hoặc giới tính. Nó bao gồm các hành động gây tác hại hoặc gây đau đớn về thể xác, tinh thần hay tình dục, gồm cả sự đe dọa thực hiện những hành vi này, sự cưỡng bức và tước đoạt tự do dưới các hình thức khác nhau.

Mặc dù phụ nữ, đàn ông, trẻ em trai và trẻ em gái đều có thể trở thành nạn nhân của bạo lực giới, nhưng phụ nữ và trẻ em gái thường là nạn nhân chủ yếu.

Bạo lực giới bao gồm, nhưng không giới hạn trong các hình thức bạo lực thân thể, tình dục và tâm lý xảy ra trong gia đình, trong cộng đồng hoặc bất cứ đâu.

Nhiều phụ nữ khi bị bạo lực gia đình trong một thời gian dài luôn đối diện với câu hỏi: Tại sao không ly hôn? Có quá nhiều ràng buộc: từ những định kiến, áp lực kinh tế, con cái, và ai có thể hỗ trợ pháp lý cho họ, và ngay cả khi ly hôn rồi, liệu họ có được an toàn? Nhưng không thể chung sống với bạo lực, họ phải bước vào một hành trình, có thể rất dài để tìm lối thoát cho bản thân mình.

Giờ đây có nhiều đoàn thể, tổ chức hỗ trợ những người phụ nữ bị bạo lực gia đình. Những hoạt động tư vấn online hay trực tiếp, kết nối hỗ trợ pháp lý và các hoạt động tập huấn phòng chống bạo lực giới được thực hiện thường xuyên, cung cấp những kỹ năng giúp từng bước thoát khỏi tình trạng bạo lực.

Trong bối cảnh đô thị, với đời sống cá nhân khép kín, việc sử dụng những ứng dụng hỗ trợ trực tuyến trở nên hữu dụng. Ứng dụng Messenger Bot Yêu thương và Tự do, tích hợp trên Facebook messenger đã giúp kết nối giữa những người bị bạo lực, chuyên gia tư vấn và nhóm hỗ trợ. Nhiều người đã được giải cứu khỏi tình trạng bạo lực hay bị kiểm soát ngay chính trong gia đình mình.

Mô hình địa chỉ tin cậy, nhà tạm lánh, ngôi nhà bình yên cũng đã được hình thành ở các quận trung tâm, khu vực ngoại thành, vùng ven đô của Hà Nội và nhiều đô thị, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ thiết yếu cho những người bị bạo lực. Cùng với các nhóm đồng hành, hòa giải với nòng cốt và thành viên hội phụ nữ, chính quyền địa phương, được tập huấn những kỹ năng hỗ trợ những người bị bạo lực. Đặc biệt là việc nâng cao tính tự cường, chủ động của những người bị bạo lực trong bối cảnh các hành vi bạo lực có thể tinh vi và phức tạp hơn.

Khi chúng ta vẫn còn coi bạo lực gia đình là câu chuyện riêng của từng gia đình, vẫn còn nhầm lẫn nguyên nhân của bạo lực là do rượu, nghèo đói, thất nghiệp, áp lực trong cuộc sống thì tình trạng bạo lực sẽ còn tiếp diễn. Đó chỉ là tác nhân khiến bạo lực gia đình gia tăng và phức tạp hơn. Nguyên nhân sâu xa của bạo lực gia đình là do bất bình đẳng giới, là những định kiến khiến cá nhân chấp nhận bạo lực giới trong gia đình và ngoài xã hội, và đặc biệt là thái độ đổ lỗi cho nạn nhân. Những định kiến này phải được xóa bỏ, giống như xóa bỏ những viết roi hằn sâu trên thân thể và trong tâm trí.

Hành trình để vượt qua những định kiến về giới, duy trì một lối sống lành mạnh và đối diện với những khó khăn của cuộc sống vợ chồng, để ngôi nhà thực sự trở thành không gian của yêu thương và an toàn, dẫu còn nhiều khó khăn nhưng đó là mục tiêu hướng tới của một đô thị và cả xã hội nhân văn, đáng sống.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng nay (22/12), tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh, Metro Bến Thành - Suối Tiên chính thức được đưa vào khai thác thương mại.

Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe, cùng với đề xuất sửa đổi quy định về sân tập lái xe.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Công văn số 4291/UBND-ĐT về việc nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Trong đó, đặc biệt xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật về giao thông.

Ngày 22/12, tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu cột mốc lịch sử trong hành trình phát triển giao thông đô thị của TP.HCM, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Sở GTVT Hà Nội ra thông báo cấm tất cả các phương tiện và người tham gia giao thông lưu thông trên tuyến đường Văn Khê (trước tòa nhà V3 Victoria Văn Phú) trong khung giờ từ 23h00 ngày 22/12/2024 đến 3h00 ngày 23/12/2024, để phục vụ thi công cầu vượt cho người đi bộ (quận Hà Đông, TP Hà Nội).

Cầu Phong Châu mới trên Quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ đã chính thức triển khai thi công theo lệnh khẩn cấp, yêu cầu hoàn thành xây dựng và đưa công trình vào khai thác trong năm 2025 nhằm nhanh chóng giải quyết tình trạng đứt gãy giao thông.