Chăm lo, xây dựng đội ngũ nhà giáo

Hôm nay (20/11) là kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam và cũng là dịp để xã hội ghi nhận và tôn vinh những đóng góp của các thầy, cô giáo trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ.

Những năm qua, giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Ðảng, Nhà nước ta và ngành Giáo dục luôn dành sự quan tâm tới đội ngũ nhà giáo, xác định đây là lực lượng nòng cốt, hạt nhân trong quá trình thực hiện sứ mệnh nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nguồn nhân lực phát triển đất nước.

Ðến thời điểm này, với hơn 1,6 triệu nhà giáo ở các cấp học từ mầm non, phổ thông đến dạy nghề, đại học, cho thấy đội ngũ nhà giáo không chỉ lớn mạnh về số lượng, mà chất lượng ngày càng được nâng cao, cơ bản đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Ðể đạt được mục tiêu của đổi mới giáo dục, đào tạo và nhà giáo hạnh phúc với công việc, bên cạnh sự phối hợp đồng bộ từ Nhà nước, các cấp quản lý giáo dục, giáo viên, phụ huynh và học sinh, rất cần chính sách đột phá để hỗ trợ đội ngũ nhà giáo vượt qua khó khăn nêu trên.

Ngành Giáo dục đã và đang từng bước nỗ lực đổi mới, trong đó, tập trung sửa đổi, hoàn thiện hành lang pháp lý để tháo gỡ các điểm nghẽn. Hy vọng với những chính sách đó, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý sẽ ngày càng phát triển, nâng tầm, đáp ứng hơn nữa yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 24/1, thầy và trò trường THCS Thăng Long, quận Ba Đình đã hào hứng tham gia Lễ hội Văn hóa dân gian 2025 với chủ đề “Tết Hà Nội xưa và nay – Làng nghề truyền thống – Người kể chuyện thời gian”.

Những năm gần đây, du học không còn là mơ ước quá xa vời đối với nhiều người trẻ. Vì họ ngày càng có thêm nhiều lựa chọn, trong đó có những nền giáo dục ở những quốc gia và vùng lãnh thổ có mức học phí và chi phí sinh hoạt tương đối phù hợp với người Việt. Chưa kể đến khoảng cách địa lý và các chính sách học bổng đáng kể dành cho sinh viên Việt Nam.

Hiện nay, hầu hết các địa phương, trong đó có Hà Nội đang vướng ở khâu phát hành tài liệu Giáo dục địa phương một cách chính thống theo quy định của pháp luật, để trong thư viện và trong các tiết học, học sinh có thể tương tác trực tiếp. Đài Hà Nội đã có cuộc trao đổi với ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Tiểu học - Bộ Giáo dục và Đào tạo về vấn đề này.

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có thêm một số môn học mới, trong đó môn Giáo dục địa phương là môn học bắt buộc đối với cả ba cấp học phổ thông. Học sinh không chỉ học kiến thức mà còn trực tiếp trải nghiệm bằng những giờ học sống động.

Tết cổ truyền là dịp để các bé mầm non được khám phá và trải nghiệm những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. Trường mầm non ở Thủ đô đã tổ chức hội chợ Tết với nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị.

Chương trình Tủ sách Nhân ái phối hợp với Dự án Jimmii Nguyễn Du ca vừa trao tặng 32 tủ sách cho Trường THCS Thượng Vực, xã Thượng Vực, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.