Chàng trai thổi hồn cho món ăn

Công việc Food Stylist hay còn gọi là người lên ý tưởng chụp hình, trang trí làm đẹp cho đồ ăn mới rộ lên và được chú ý quan tâm ở Việt Nam những năm gần đây. Vào năm 2017, anh Nguyễn Thành Nam đã từ bỏ công việc làm đầu bếp để chuyển hướng sang làm Food Stylist. Với anh, những hình ảnh món ăn không chỉ đẹp mắt, kích thích vị giác mà còn ẩn chứa tính nghệ thuật.

Từng làm công việc đầu bếp ở những khách sạn 5 sao ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, anh Nguyễn Thành Nam bất ngờ quyết định nghỉ việc vì cảm thấy gò bó. Mong muốn theo đuổi công việc sáng tạo, anh Nam bén duyên với nghề food stylist từ năm 2017.

Anh Nguyễn Thành Nam, Food Stylist cho biết: "Thời gian đầu làm công việc này gặp rất nhiều khó khăn. Khó khăn thứ nhất là mình không biết chụp ảnh, sắp xếp món ăn như thế nào cả, bố cục, cảnh, màu sắc. Trước đó, mình đi học chỉ được học công việc bếp dạy về cách thái, chuẩn bị nguyên liệu, phối hợp nguyên liệu thôi, còn sâu hơn về vấn đề này thì không".

Nam bén duyên với nghề food stylist từ năm 2017

"Để cho ra bức hình hoàn chỉnh thì phải trải qua những công đoạn như biết món ăn đó là món gì, thứ 2 tìm hiểu văn hoá món ăn đó, màu sắc. Tiếp đó là chuẩn bị nguyên vật liệu, lên concept và chỉnh sửa ảnh làm sao hoàn chỉnh. Để bức hình được đẹp thì bước quan trọng phải xem ánh sáng bức hình đó".

Mỗi một món ăn được anh Thành Nam làm ra đều bằng tất cả tâm huyết và sự tỉ mỉ. Anh quan niệm rằng khi bản thân yêu thích với món ăn mới có thể tạo ra những bức hình đẹp và ưng ý. Để chụp ảnh món ăn đẹp, thực phẩm sẽ chỉ được nấu chín khoảng 60-70%, đặc biệt là rau củ quả, chỉ trần qua để giữ lại màu sắc đẹp nhất.

Mỗi một món ăn được anh Thành Nam làm ra đều bằng tất cả tâm huyết và sự tỉ mỉ

Anh Nguyễn Thành Nam, Food Stylist chia sẻ: "Cần chuẩn bị nguyên vật liệu rau tươi, mới, không bị nát. Rau thơm không được to quá, vừa phải để khi trang trí vào đẹp. Thứ 2 chọn loại thịt có bản to để có thể dễ cắt, đúng theo khuôn mẫu của mình.

Thịt kho tàu thì khi làm không được nấu chín, khi làm sẽ bị teo rất xấu. Chỉ cắt miếng vừa đủ, to bản và sau đó ướp lại nước hàng thôi để màu đẹp tươi giữ được lâu. Trong quá trình chụp mà xuống màu thì pha một bát nước hàng, nước màu để quét lên để làm sao luôn được đẹp. Thứ hai, về bát canh, mình có chuẩn bị trước lớp thạch rau câu ở dưới để làm sao khi mình decor sắp xếp chắc chắn hơn, không bị xiên xẹo, bố cục chặt chẽ hơn".

Anh Nam mong muốn đưa những món ăn này đến với nhiều người hơn, quảng bá tới bạn bè quốc tế

Trong thời gian tới, anh Thành Nam còn đang ấp ủ kế hoạch thực hiện bộ ảnh món ăn đường phố của Việt Nam. Anh mong muốn sẽ đưa những món ăn này đến với nhiều người hơn, quảng bá tới bạn bè quốc tế. Bên cạnh đó, anh còn dự định kết hợp với một số nghệ nhân ẩm thực tổ chức buổi hội thảo, workshop chia sẻ về công việc đầu bếp, chụp ảnh đồ ăn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mặc dù còn tồn tại những vấn đề như không gian hạn chế hay an toàn vệ sinh thực phẩm, ẩm thực đường phố vẫn giữ được sức hút mạnh mẽ, tạo nên dấu ấn độc đáo của Thủ đô.

Nếu như người Sài Gòn có thú vui bình dân là uống cafe bệt, thì người Hà Nội có trà đá vỉa hè. Không cầu kỳ trong cách pha chế, không kén chọn khách uống, trà đá vỉa hè thân thiện, bình dị mà giản đơn.

Ăn phở xào phố Hàng Buồm là cách để nhiều người tận hưởng tiết trời lạnh của Thủ đô thêm phần trọn vẹn hơn.

Tiếp nối thành công của lễ hội năm 2023, Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 diễn ra trong 3 ngày, ngày 29, 30/11 và 01/12, tại Công viên Thống Nhất, phố Trần Nhân Tông, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng.

Thời tiết se lạnh dần chuyển mùa, không có gì tuyệt vời hơn khi được dạo quanh phố cổ Hà Nội, thưởng thức ẩm thực trong các con ngõ nhỏ với những quán hàng là địa chỉ quen thuộc của người sành ăn.

Nhắc đến phố cổ Hà Nội là nhắc đến những con ngõ dài, chỉ rộng khoảng 1m, sâu hun hút. Thế nhưng, những con ngõ này lại có sức hấp dẫn “khó thể chối từ” đối với mỗi người dân Thủ đô, bởi nằm sâu trong đó đều là thiên đường ẩm thực, nơi có rất nhiều món ăn mang đậm hương vị truyền thống.