'Chất' Hà Nội trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Theo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1946, người Hà Nội đã cất bút nghiên, xếp lại những cuốn sách và cây đàn để sẵn sàng lên đường tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Tham gia đoàn quân Tây Tiến năm xưa phần đông là thanh niên, sinh viên, học sinh Hà Nội, hội đủ anh tài ở nhiều lĩnh vực.

Những thế hệ người Hà Nội đã đi vào các cuộc trường chinh của dân tộc với một tâm hồn bay bổng, kiêu hùng. Họ là những “mảnh” hào hoa ghép thành hào khí Thăng Long - Hà Nội, góp phần tô thắm những trang sử vẻ vang của dân tộc, để lại tiếng thơm muôn đời cho mảnh đất nghìn xưa yêu dấu.

Thời hoa lửa của những người lính Thủ đô năm xưa

Dấu ấn của những người Hà Nội với chiến dịch Điện Biên Phủ, đầu tiên phải nhắc đến sự kiện đấu giá chiếc áo sợi pha len màu be, cổ tròn - món quà của Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng các chiến sĩ vào mùa Đông năm 1946. Chiếc áo sợi pha len đó đã được Ban Vận động ủng hộ “Mùa đông binh sĩ” Hà Nội tổ chức đấu giá tại Nhà hát Lớn. Số tiền thu được sau đấu giá được sử dụng để ủng hộ phong trào may áo trấn thủ cho chiến sĩ. Trong cuộc đấu giá đó, cụ Trương Văn Thìn (ở Thi Sách, Hà Nội) đã bỏ ra 3.500 đồng bạc Đông Dương (tương đương gần 200 lượng vàng) để mua chiếc áo đặc biệt này.

Và từ đây, những chiếc áo trấn thủ - hình ảnh đặc trưng của những chiến sĩ Điện Biên đã trở thành biểu tượng gắn liền với chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Trong những ngày này, khi cả nước đang diễn ra nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, với những cựu chiến binh Hà Nội đã từng tham gia trận chiến lịch sử này, họ lại có dịp nhớ về một thời hoa lửa, những dặm dài kháng chiến theo tiếng gọi của Tổ quốc.

Ngày ấy, những nam thanh, nữ tú của Hà thành tạm gác những ước mơ để trở thành những chiến sĩ cao xạ bên mâm pháo, cô giao liên đưa thương binh vượt ngầm, là những chiến sĩ công binh phá núi mở đường,…

Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, những kí ức đầy tự hào về thời thanh xuân tươi đẹp của cô y tá Trần Thị Thục Oanh lại ùa về.

Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, những kí ức đầy tự hào về thời thanh xuân tươi đẹp của cô y tá Trần Thị Thục Oanh (phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội) - người chiến sĩ quân y trực tiếp làm nhiệm vụ cứu chữa và chăm sóc thương bệnh binh tại chiến trường Điện Biên Phủ, lại ùa về. Đó là những năm tháng đầy khó khăn nhưng vô cùng tự hào của một thế hệ đã hy sinh hạnh phúc riêng của mình để dành cả thanh xuân và tuổi trẻ cho đất nước, cho cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc.

Trong những năm tháng chiến tranh gian khó đó, hàng vạn người con thanh xuân phơi phới của Hà Nội đã lên đường ra mặt trận. Không ít người đã hy sinh, nhiều người trở về khi thân thể không còn lành lặn. Họ là biểu tượng sáng ngời của lòng yêu nước, của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và là niềm tự hào của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Thủ đô.

Nhạc sĩ Doãn Nho và ký ức Điện Biên

Chiến thắng Điện Biên Phủ “là một mốc son chói lọi bằng vàng của lịch sử”. Góp vào chiến công vang dội ấy không thể không nhắc đến các văn nghệ sĩ - những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, tư tưởng. Nhìn lại thắng lợi vẻ vang của cuộc chiến tranh toàn dân này từ điểm nhìn 70 năm sau chiến thắng, có thể thấy rõ dấu ấn của văn học nghệ thuật về đề tài Điện Biên Phủ trải đều trên khắp các loại hình văn học nghệ thuật, từ văn chương cho đến âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, kiến trúc, điện ảnh…

Trong lĩnh vực thơ ca, âm nhạc, đã có hàng loạt sáng tác nổi bật:  Tây tiến (nhà thơ Quang Dũng); Sẽ về Thủ đô (nhạc sĩ Huy Du); Tiến bước dưới quân kì (nhạc sĩ Doãn Nho); Tiến về Hà Nội (nhạc sĩ Văn Cao)…

Những người lính Hà Nội khi ra chiến trận đem theo tình yêu với tổ quốc và niềm lạc quan, hào hoa, yêu đời, yêu người. Nhạc sĩ Doãn Nho, người con Hà Nội, người lính đã trực tiếp tham gia chiến trận, đã sáng tác nhiều tác phẩm vừa mang giá trị lịch sử, vừa mang giá trị nghệ thuật.

Dù năm nay đã 92 tuổi, nhưng nhạc sỹ Doãn Nho hàng ngày vẫn chơi đàn. Mỗi khi nhắc đến những ca khúc cách mạng để đời của mình, ông vẫn như còn nguyên xúc cảm ngày nào. Ca khúc “Tiến bước dưới quân kỳ” của ông đã trở thành một trong mười ca khúc truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam và là bản nhạc không thể thiếu trong nghi lễ thượng cờ tại Quảng trường Ba Đình. Ca khúc được ra đời năm 1958, khi ông đến thăm Di tích đồi A1 Điện Biên Phủ và xúc động trước sự hy sinh của đồng đội, nghĩ về sự tiếp nối của những thế hệ người lính trẻ tiến bước dưới ngọn cờ của Đảng.

Những người lính Hà Nội khi ra chiến trận, không chỉ đem theo tình yêu với tổ quốc mà còn có cả niềm lạc quan, hào hoa, yêu đời, yêu người.

Rồi bước vào kháng chiến chống Mỹ, khi trận chiến diễn ra vô cùng ác liệt ở miền Trung, ông đã bắt gặp ý thơ hay của nhà thơ Hữu Thỉnh và cho ra đời ca khúc “Năm anh em trên một chiếc xe tăng” hào hùng, máu lửa.

Hay khi có dịp đi thực tế đến vùng đất Đồng Lộc huyền thoại, dựa trên câu chuyện về 10 cô gái thanh niên xung phong hy sinh ở tuổi trăng tròn và cuộc gặp gỡ đầy cảm động với Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân La Thị Tám, ông đã viết ca khúc “Người con gái sông La” bằng cả trái tim cảm phục, lòng biết ơn sâu sắc.

Những thế hệ nhạc sĩ, họa sĩ, nhà văn Hà Nội như nhạc sĩ Doãn  Nho đã đóng góp  không nhỏ vào những chiến công lẫy lừng của cả dân tộc trong sự nghiệp giành lại độc lập.

Bức họa panorama: dấu ấn của những họa sĩ tài ba Hà Nội ngày nay

>> Bức tranh Điện Biên Phủ - những hy sinh hóa thành bất tử

Trong thời bình ngày nay, nhiều người con Hà Nội hướng về lịch sử của dân tộc thông qua những đóng góp của riêng mình..

Họa sĩ Nguyễn Văn Mạc - một người con Hà Nội, là người chủ trì thực hiện bức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ”. Ông cùng nhóm họa sĩ của Công ty Bảo tồn di sản văn hóa (Hà Nội) mang đến những bản phác thảo và được Hội đồng Nghệ thuật quốc gia phê duyệt, bắt tay vào thực hiện dự án đồ sộ chưa từng có trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam.

Bức tranh Panorama tái hiện toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Hùng tráng, kỳ vĩ và đầy cảm xúc tự hào là cảm nhận của bất cứ ai khi đứng trước bức tranh panorama tái hiện toàn cảnh “Chiến dịch Điện Biên Phủ” tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên).

Dù không sinh ra trong giai đoạn ác liệt của Chiến dịch Điện Biên Phủ, nhưng với niềm tự hào dân tộc, trân trọng những hy sinh của thế hệ trước đã thôi thúc anh cùng nhóm họa sĩ trẻ Hà Nội quyết tâm bắt tay vào thực hiện tác phẩm đồ sộ này.

Khi xem tranh, nhiều người cho rằng bức tranh này được thể hiện bởi các họa sĩ kỳ cựu, nhưng họ đều là những họa sĩ được sinh ra trong thời bình. Chính vì vậy họ đã phải mất một thời gian dài tự tìm hiểu, tận mắt nhìn thấy quang cảnh núi rừng Điện Biên và rồi hình dung ra toàn bộ Chiến dịch để thể hiện lại trên bức tranh một cách chân thực. Nếu không xuất phát từ tình yêu nước, yêu lịch sử mãnh liệt và lòng tự hào dân tộc thì chắc hẳn các họa sĩ này đã không thể làm được điều đó.

Bằng bút pháp tài tình, các họa sĩ tham gia vẽ tranh đã tái hiện sống động hơn 4.500 nhân vật và khung cảnh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ kết hợp với phần mô hình đắp nổi. Tất cả được xâu chuỗi, kết nối tạo nên một bức tranh toàn cảnh về trận chiến Điện Biên Phủ, gây ấn tượng mạnh mẽ tới người xem. Tác phẩm không chỉ ca ngợi tinh thần đoàn kết, đấu tranh kiên cường bất khuất của quân và dân ta mà còn là một nguồn tư liệu quý góp phần bảo tồn, giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ mai sau.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng nay, ngày 21/11/, Bộ Y tế và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã khởi động dự án “Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam”.

Quốc Oai là địa bàn trung chuyển các mặt hàng vật liệu xây dựng như đất, đá từ Hòa Bình vào trung tâm thành phố và các quận, huyện lân cận. Do vậy, địa phương này gặp nhiều áp lực về tình trạng xe qua khổ, quá tải hoạt động.

Từ ngày 1/1/2025 việc sử dụng, quản lý thiết bị giám sát hành trình với các ô tô sẽ có nhiều quy định mới.

Liên quan đến việc nhóm học sinh vi phạm giao thông trên đường Nguyễn Trãi vào hôm qua (20/11), chiều nay 21/11, cơ quan chức năng đã làm việc với Ban giám hiệu Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cùng phụ huynh và các em học sinh.

Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Thông tư số 34/2024 quy định về hoạt động trạm thu phí đường bộ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

UBND thành phố Hà Nội vừa thống nhất chủ trương, chốt thời gian triển khai đầu tư xây dựng 03 cầu lớn bắc qua sông Hồng trong giai đoạn từ năm 2025 - 2030 là cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi.