Châu Âu: Biểu tình phản đối cung cấp vũ khí cho Ukraine
Tại thủ đô Paris, Pháp, nhiều người đã tham gia biểu tình phản đối việc chính phủ nước này cung cấp vũ khí cho Ukraine và ủng hộ Pháp rút khỏi NATO. Theo ông Florian Philippot, lãnh đạo đảng chính trị "Những người yêu nước của Pháp" và là cựu thành viên Nghị viện châu Âu, một trong những người tổ chức, các cuộc biểu tình như thế này đã được tổ chức tại 29 thành phố của Pháp.
Hơn 1.000 nhà hoạt động cũng đã tham gia tuần hành và mít-tinh ở Brussels, Bỉ, yêu cầu giải quyết ngoại giao cho cuộc xung đột ở Ukraine. Những người tham gia kêu gọi Liên minh châu Âu và các quốc gia thành viên sử dụng mọi công cụ ngoại giao có thể để tìm ra giải pháp cho cuộc xung đột ở Ukraine, khiến các bên ngừng bắn và ngồi vào bàn đàm phán.
Trong khi đó, một cuộc biểu tình quy mô lớn phản đối việc cung cấp vũ khí cho Ukraine đã diễn ra gần căn cứ không quân Ramstein của Mỹ ở Đức hôm 26/2. Những người tham gia cũng yêu cầu tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình để giải quyết xung đột càng sớm càng tốt.
Trước đó hôm 25/2, khoảng 13.000-50.000 người Đức đã xuống đường, tập trung quanh Cổng Brandenburg mang tính biểu tượng của nước Đức ở trung tâm Berlin, kêu gọi Chính phủ nước này ngừng cung cấp vũ khí cho Ukraine và tiến hành đàm phàn hòa bình. Đây là sự kiện "Nổi dậy vì Hòa bình" do chính trị gia Sahra Wagenknecht (đảng Tả) và tác giả Alice Schwarzer tổ chức.
Về tình hình chiến sự tại Ukraine, Tổng thống Volodymyr Zelensky tối ngày 26/2 đã tuyên bố cách chức ông Eduard Moskalyov với tư cách là chỉ huy lực lượng chung của Ukraine, lực lượng đang tham gia vào các trận chiến ở vùng Donbas. Thiếu tướng Moskalyov đảm nhiệm chức vụ này từ tháng 3/2022, ngay sau khi cuộc xung đột xảy ra.
Tại chiến trường Ukraine, hãng thông tấn Nga RIA Novosti đưa tin, quân đội Nga đã đánh bại khu vực kiên cố của quân Ukraine trên hướng Kremennaya ở Donbass. Theo hãng RT, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu tái khẳng định việc Moscow có mở rộng hoạt động quân sự tại Ukraine hay không hoàn toàn phụ thuộc vào loại vũ khí mà phương Tây chuyển giao cho Kiev. Trước đó, trong Thông điệp Liên bang ngày 21/2, Tổng thống Nga Putin tuyên bố: “Tầm bắn của các hệ thống vũ khí mà phương Tây gửi tới Ukraine càng xa, thì chúng ta càng buộc phải đẩy mối đe dọa đó ra xa hơn khỏi biên giới. Đó là điều hiển nhiên”.
Theo tờ Maariv của Israel, các lực lượng quân sự Israel đang gặp phải những thách thức đáng kể trong việc đối phó với các cuộc tấn công bằng tên lửa và thiết bị bay không người lái từ nhóm Houthi.
Thủ lĩnh lực lượng đối lập Syria Hayat Tahrir al-Sham (HTS), ông Ahmed al-Sharaa, ngày 22/12 khẳng định với lãnh đạo cộng đồng người Druze ở Liban rằng Syria sẽ không can thiệp tiêu cực vào Liban và cam kết tôn trọng chủ quyền của nước láng giềng.
Ngày 22/12, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định việc nước này gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là "khả thi", nhưng Kiev sẽ phải nỗ lực thuyết phục các đồng minh để điều này thành hiện thực.
Ngày 22/12, lãnh tụ Tối cao của nước Cộng hòa Hồi giáo Iran, Đại giáo chủ Ayatollah Seyyed Ali Khamenei, đã lên tiếng bác bỏ các cáo buộc rằng Iran đã mất các lực lượng ủy nhiệm tại khu vực Tây Á.
Phong trào Hồi giáo Hamas cho biết một thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza “đang ở gần hơn bao giờ hết” nếu Israel không đưa ra thêm điều kiện mới.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã cáo buộc Panama tính phí quá cao khi sử dụng kênh đào Panama và cảnh báo sẽ yêu cầu đồng minh giao lại kênh đào này nếu Panama không quản lý kênh đào theo cách chấp nhận được.
0