Châu Âu có nhu cầu lớn tiếp nhận lao động Việt Nam

Theo Đại sứ quán các nước châu Âu tại Việt Nam, châu Âu đang có nhu cầu lớn tiếp nhận lao động lành nghề Việt Nam với chính sách lương bổng ổn định cùng nhiều thuận lợi về chính sách lao động.

Việt Nam hiện có quan hệ ngoại giao với 53 quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu. Nhiều nước tại châu Âu đang thiếu hụt lao động do già hóa dân số, có nhu cầu bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao. 6 quốc gia đang cần nhiều lao động từ Việt Nam là Đức, Hy Lạp, Phần Lan, Rumania, Hungary và Ba Lan với nhu cầu khoảng 50.000 lao động mỗi năm. Thậm chí với nước Đức, nhu cầu tuyển dụng lao động là không dừng lại ở con số này.

Ông Fabian Hartjes, Bí thư thứ hai phụ trách về Kinh tế và Ngoại giao Khí hậu, Đại sứ quán Đức tại Việt Nam cho biết: “Nước Đức một năm thiếu khoảng 400.000 lao động ở hầu hết các ngành nghề, trong đó có nhiều ngành nghề Việt Nam có thế mạnh như điều dưỡng, nấu ăn, IT. Chúng tôi có nhiều thuận lợi về chính sách lao động. Tất cả người Việt Nam, người nào có đủ khả năng, đủ điều kiện thì nước Đức chúng tôi sẵn sàng tiếp nhận, 50 ngàn hay 100 ngàn người, miễn sao các bạn đủ điều kiện”.

Ông Phạm Viết Hương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động Ngoài nước cho rằng: “Hiện nay số lượng người Việt Nam đi làm việc tại châu Âu khá khiêm tốn so với số lượng đi xuất khẩu lao động hàng năm, chỉ chiếm khoảng chưa được 10% mặc dù nhu cầu của họ rất lớn. Việt Nam có dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào có thể đáp ứng được nhu cầu của các nước châu Âu. Để thúc đẩy việc đưa lao động Việt Nam đi làm việc tại châu Âu, Chính phủ cần ký thoả thuận hợp tác lao động, tạo ra khung pháp lý, đồng thời trao đổi với các cơ quan ở phía bạn để tháo gỡ những khó khăn như những vấn đề về visa, vấn đề về chi phí lao động”.

Các Đại sứ Việt Nam tại châu Âu cũng nhấn mạnh cần thúc đẩy việc ký thỏa thuận về lao động giữa các cơ quan chức năng hai nước để tạo cơ sở pháp lý cho hợp tác. Hiện mới có Đức và Romania đã có thỏa thuận trong khi các quốc gia khác hoặc chưa có hoặc hợp tác dừng lại ở mức hợp đồng nhỏ lẻ giữa các doanh nghiệp hai nước.

Thiếu hụt nhân lực đang đặt áp lực lên nền kinh tế các nước châu Âu và mở ra cơ hội học tập, làm việc cho các bạn trẻ Việt Nam. Song việc tư vấn hướng nghiệp và trang bị kỹ về kỹ năng, ngôn ngữ, văn hoá là vô cùng cần thiết để giúp việc đưa người Việt Nam đi làm việc tại châu Âu mang lại hiệu quả cao, thiết thực cho mỗi nước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo báo cáo công bố tại Hội nghị Cấp cao Internet Thế giới 2024, Trung Quốc hiện sở hữu mạng 5G lớn nhất và hiện đại nhất thế giới. Cả số lượng trạm phát sóng 5G lẫn người dùng Internet 5G tại nước này đều chiếm hơn 60% tổng số toàn cầu.

Trên 450 sản phẩm thuộc các ngành hàng như hóa mỹ phẩm; thực phẩm; trang thiết bị nhà bếp đang được trưng bày tại Phòng trưng bày hàng thật, hàng giả của Tổng cục QLTT, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Sáng sớm 23/11, đỉnh Fansipan (thị xã Sa Pa, Lào Cai) nhiệt độ giảm còn 2 độ C, xuất hiện lớp băng mỏng.

Sáng 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động cuộc thi "Thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ" (RESET 2024).

Sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.

Sáng 23/11, tại phố đi bộ hồ Gươm, Cục Lâm nghiệp phối hợp cùng Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường, Câu lạc bộ Liên kết trẻ Việt Nam đã tổ chức chuỗi chương trình "Nhảy! Vì sự tử tế" - chung tay giữ rừng chống bão lũ, bảo vệ động vật hoang dã.