Chảy đi sông Tô

Thành phố Hà Nội quyết tâm khơi thông dòng chảy sông Tô Lịch. Một việc khó và cần nhiều nguồn lực lớn.

Sông Tô Lịch hiện đang không chảy. Dòng chảy duy nhất của nó là các cống thải. Một trong những lý do khiến sông không chảy là lượng bùn thải trong nước rất lớn. Bùn ở đây rất chắc. Mực nước cao khoảng 4 đốt tre, thế nhưng lượng bùn bám đã chiếm gần 3 đốt tre. Điều đó có nghĩa, bùn chiếm khoảng 3/4 trong nước. Trên 13,8km sông Tô Lịch có tới 456 điểm xả thải.

Bùn chiếm khoảng 3/4 trong nước.

Con sông này lại hiện còn không có nguồn cấp nước. Nhiều năm gần đây, mực nước sông Hồng tụt xuống thấp, theo tính toán khoảng 2-8m. Các điểm đầu nguồn trơ sỏi đá. Đây cũng là một trong những lý do khiến sông Tô Lịch không chảy. Tuy nhiên, việc khơi thông dòng chảy cho con sông này không phải không khả thi.

Nhiều năm gần đây, mực nước sông Hồng tụt xuống thấp, theo tính toán khoảng 2-8m và các điểm đầu nguồn trơ sỏi đá.

PGS.TS Đào Trọng Tứ - Trưởng ban Điều hành Mạng lưới sông ngòi Việt Nam cho biết: "Để sông Tô Lịch và các sông nội đô khác hồi sinh là hoàn toàn khả thi nếu Hà Nội quyết tâm mạnh mẽ".

Để thực hiện điều đó, Hà Nội đang thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ. Đề án làm sạch sông Tô Lịch và các con sông khác trong nội thành đã được Sở Tài nguyên và Môi trường trình lên thành phố chờ phê duyệt.

Quy hoạch Thủ đô vừa được HĐND thành phố thông qua và có sự đồng bộ với quy hoạch ngành thủy lợi. Theo đó, hai đập tràn là Xuân Quan và Long Tửu đang được nghiên cứu đề xuất xây trên sông Hồng và sông Đuống. Mục tiêu là nâng mực nước của sông Hồng. Từ đó, cấp nước trở lại cho các sông nội đô, trong đó có Tô Lịch

Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá đang được gấp rút hoàn thiện để vận hành thử trong quý hai này.

Đặc biệt, nhà máy xử lý nước thải Yên Xá đang được gấp rút hoàn thiện để vận hành thử trong quý hai này, đồng thời chính thức đi vào hoạt động trong năm nay. Dự án có bốn gói thầu:

- Gói 1: Nhà máy nước thải Yên Xá: diện tích 13,8 ha; có chức năng xử lý nước thải công suất 270.000 m3/ngày đêm.

- Các gói thầu số 2, 3 và 4: Hệ thống cống tách và thu gom toàn bộ nước thải công nghiệp, sinh hoạt để đưa về xử lý.

Tổng vốn đầu tư của dự án lên tới hơn 16 nghìn tỷ đồng. Dự án chỉ còn chờ giấy phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường để vận hành thử.

Tô Lịch không phải con sông đầu tiên được cải tạo sau thời gian ô nhiễm kéo dài. Nhiêu Lộc – Thị Nghè, con kênh chứa rác thải năm nào, nay đã xanh trở lại, sau 10 năm nỗ lực cải tạo và đương nhiên cũng bao gồm một nguồn lực đầu tư rất lớn.

Với những giải pháp đồng bộ, cùng sự đầu tư lớn về nguồn lực, Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2030, sông Tô Lịch sẽ thực sự chảy trở lại.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Trị cho biết, Đồn Biên phòng đảo Cồn Cỏ đã tiếp nhận, đưa 5 thuyền viên gặp nạn trên biển vào bờ an toàn. Hiện sức khỏe của các thuyền viên đều ổn định.

Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam vừa phối hợp với Cục An Toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, tổ chức hội thảo “Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng”.

Trong tương lai gần, việc chuyển đổi sang du lịch thông minh không chỉ đơn thuần là áp dụng công nghệ, mà còn đòi hỏi một sự thay đổi theo hướng tiếp cận kinh doanh lấy khách hàng làm trung tâm.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết ngày hôm nay (22/11), Thủ đô Hà Nội sẽ duy trì thời tiết không mưa, tuy nhiên nhiệt độ sẽ hạ thấp.

UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố". Lộ trình thực hiện đề án bắt đầu từ năm 2025, mục tiêu đến năm 2035 sẽ sử dụng 100% xe buýt điện.

Tình huống nguy hiểm trên xảy ra ngày 20/11 trên tuyến quốc lộ 6 đoạn qua huyện Mai Châu, Hòa Bình và được chính camera hành trình trên xe ô tô con bị nạn ghi lại.