Chi phí logistics tăng cao, doanh nghiệp 'trở tay không kịp'

Giá dịch vụ vận tải container từ châu Á đến châu Âu tăng từ 11-14%, cùng với nguy cơ thiếu container rỗng khiến không ít doanh nghiệp rơi vào tình thế “trở tay không kịp”.

Doanh nghiệp giao nhận vận tải quốc tế Lacco cho biết đang gặp rất nhiều khó khăn. Ngay cả khi doanh nghiệp chịu lỗ để kịp giao hàng đúng hạn, vẫn không đặt được container rỗng để chở hàng.

Ông Hoàng Việt Phương, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần giao nhận vận tải quốc tế Lacco, cho hay: “Hiện tại, bây giờ rất khó để lấy chỗ trên tàu, thậm chí một số tuyến cũng đã "full" tàu đến tận ngày 15/7. Mà đương nhiên lịch tàu tháng 6 đã hết. Rất khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp bán hàng theo loại hình ship thì hiện tại giá ship đội lên rất cao khiến các doanh nghiệp phải bù lỗ vào cước biển".

Giá dịch vụ vận tải container trên thế giới tăng 12%, trong đó giá dịch vụ từ châu Á đến châu Âu tăng từ 11-14%.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến giá cước vận tải tăng mạnh những ngày gần đây là do áp lực của cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, khi Tổng thống Mỹ thông báo sẽ áp dụng thuế quan mạnh hơn với hàng hóa Trung Quốc từ đầu tháng 8, khiến các doanh nghiệp phải tăng tốc đặt container và tàu biển lúc này, kéo giá cước lên cao.

Do đó, để tránh thiệt hại, doanh nghiệp phải luôn có kịch bản chuẩn bị từ sớm. Ngoài ra, Việt Nam cần thiết phải có đội tàu vận tải biển tương xứng.

Theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương): “Đối với Việt Nam,  là một quốc gia có hàng hóa xuất khẩu lớn, đặc biệt sang thị trường châu Âu và Hoa Kỳ thì đây là điều mà chúng ta luôn luôn phải tính đến, cũng như có phương án dự phòng thích hợp. Trong đó, có cả việc chúng ta phải chủ động lên phướng án đàm phán với các đối tác trong khu vực để giãn thời gian giao nhận hàng, mặt khác doanh nghiệp nên mua bảo hiểm cho yếu tố chậm trễ trong giao nhận cũng cần thiết”.

Các chuyên gia nhấn mạnh, chi phí đầu tư cho đội tàu vận tải biển quốc tế rất lớn, nên muốn phát triển ngành dịch vụ này, phải làm từng bước và phải có cơ chế, chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào đội tàu biển quốc tế.

Trước mắt, cần khuyến khích doanh nghiệp sử dụng dịch vụ tàu biển quốc nội để chở hàng rời, hàng lỏng, vì vận chuyển container phức tạp hơn rất nhiều, cần phải có chu trình khép kín và hệ thống khách hàng khắp nơi trên thế giới để tàu không phải chạy rỗng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Danh sách VNTAX 200 vừa được công bố nhằm ghi nhận đóng góp ngân sách của các doanh nghiệp, bao gồm mọi loại hình từ nhà nước, tư nhân đến nước ngoài.

Sáng 21/11, tại Hà Nội, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương, đã chủ trì tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số ngành Công Thương với chủ đề “Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh hướng tới phát triển bền vững”, thu hút sự tham gia của hơn 500 doanh nghiệp.

Dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2024 được giao là 1.700,99 nghìn tỷ đồng. Thông tin từ Bộ Tài chính cho thấy tính đến hết tháng 10 vừa qua, thu ngân sách nhà nước ước đạt hơn 1.654 nghìn tỷ đồng, bằng 97,2% dự toán.

Với việc xây dựng cơ sở dữ liệu lớn quản lý thuế (big Data), Cục Thuế TP Hà Nội đã số hóa, kết nối thông tin để xây dựng, phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu thương mại điện tử, từ đó định danh chính xác người nộp thuế có hoạt động kinh doanh trên không gian mạng.

Theo điều hành của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15h ngày 21/11, giá xăng dầu tiếp tục giảm. Xăng E5RON92 giảm 110 đồng/lít, giá bán là 19.340 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 80 đồng/lít, giá bán 20.520 đồng/lít.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn từ cuộc khủng hoảng của thị trường bảo hiểm nhân thọ năm 2023, nhưng nhờ những chỉ đạo kịp thời từ phía các cơ quan quản lý, cơ sở pháp lý hoàn thiện và nỗ lực từ chính các doanh nghiệp trong việc thay đổi phương thức tiếp cận, thị trường bảo hiểm đang ghi nhận những dấu hiệu tích cực. Doanh nghiệp bảo hiểm kỳ vọng sẽ tăng trưởng mạnh vào năm 2025.