Chỉ số sẵn sàng trí tuệ nhân tạo Việt Nam tăng bậc
So với toàn cầu, Việt Nam đứng thứ 59/193 quốc gia/vùng lãnh thổ (năm 2022 chỉ số là 55/181). Chỉ số sẵn sàng trí tuệ nhân tạo được tổng hợp từ 39 tiêu chí trong 3 nhóm cơ bản: chính sách của chính phủ, lĩnh vực công nghệ và hạ tầng dữ liệu.
Tại Việt Nam, mặc dù mức độ ứng dụng trí tuệ nhân tạo còn chưa sánh được với các quốc gia hàng đầu trong khu vực, nhưng nước ta đang dần nắm bắt tiềm năng và cố gắng phát triển ngành công nghiệp AI để đóng góp vào sự phát triển kinh tế và xã hội.
PGS, TS Đinh Ngọc Minh - Phó trưởng khoa Khoa học, Kỹ thuật & Công nghệ, Đại học RMIT Việt Nam, chia sẻ: “Tôi nghĩ chúng ta phải có giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng tầm cỡ quốc gia, để không chỉ 1 tập đoàn hay trường đại học có cơ hội sử dụng, mà ngay cả những doanh nghiệp cũng có cơ hội tham gia vào để tận dụng cơ sở hạ tầng mang tính chất chiến lược như vậy”.
Là một công nghệ đột phá, với tiềm năng to lớn, AI đã được ứng dụng trong rất nhiều ngành, lĩnh vực tại Việt Nam như ngân hàng, y tế, giáo dục, thương mại, mua sắm... Hầu hết các sản phẩm, giải pháp AI đều do các công ty công nghệ Việt Nam phát triển.
Ông Trần Thế Trung, Viện trưởng Viện nghiên cứu công nghệ FPT, cho biết: “Trước đây chúng ta muốn xây dựng chương trình cho hàng triệu người học dường như là bế tắc, thì bây giờ đã có thể thực hiện được với AI. Ứng dụng dạy học, đào tạo cho doanh nghiệp chẳng hạn, hiện nay có những AI tạo sinh tạo ra nội dung dạy học khá tốt, cá nhân hóa cho từng người học”.
Ông Cao Xuân Hoài Vương, Chủ tịch HĐQT AIVA Group, so sánh: “Chúng ta có thể lên kế hoạch quảng cáo trong vòng 30 ngày, viết 1 bài 3 ngàn từ, lên một kế hoạch marketing chi tiết hay một kế hoạch bán hàng…Tất cả những điều này, với AI, chúng ta có thể làm rất dễ dàng trong thời gian rất ngắn”.
Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để có thể phát triển trí tuệ nhân tạo khi được Chính phủ quan tâm và có những chính sách hỗ trợ đầu tư, phát triển. Việt Nam có nền tảng công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng, với hàng loạt các công ty khởi nghiệp công nghệ đang nổi lên, đặc biệt là trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.
Sáng sớm 23/11, đỉnh Fansipan (thị xã Sa Pa, Lào Cai) nhiệt độ giảm còn 2 độ C, xuất hiện lớp băng mỏng.
Sáng 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động cuộc thi "Thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ" (RESET 2024).
Sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
Sáng 23/11, tại phố đi bộ hồ Gươm, Cục Lâm nghiệp phối hợp cùng Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường, Câu lạc bộ Liên kết trẻ Việt Nam đã tổ chức chuỗi chương trình "Nhảy! Vì sự tử tế" - chung tay giữ rừng chống bão lũ, bảo vệ động vật hoang dã.
Sáng 23/11, tại Quảng trường Ba Đình, đoàn đại biểu tham dự Liên hoan “Người con hiếu thảo” lần II năm 2024 đã làm lễ báo công dâng Bác và tham quan khu di tích Phủ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã thông tin về công tác chăm sóc người có công với cách mạng. Theo đó, trong 10 tháng năm 2024, các địa phương đã thực hiện chi trả trợ cấp cho hơn 1.066.632 người có công với cách mạng với kinh phí khoảng hơn 23.000 tỷ đồng.
0