Chỉ văn bia Tiến sĩ Việt Nam phong phú hình tượng rồng

Trong số các hoa văn và hoạ tiết đã được sử dụng để trang trí trên trán bia và diềm bia Tiến sĩ, hình tượng rồng luôn được dành một vị trí hết sức trang trọng.

Trưng bày chuyên đề ''Hình tượng rồng trên bia Tiến sĩ'' đang diễn ra tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám mang đến cho khách tham quan những khám phá mới lạ về các hoạ tiết rồng trên 82 bia Tiến sĩ.

Các tác phẩm được thể hiện trên nguyên tắc tôn trọng những đường nét nguyên bản trên bia Tiến sĩ, từ đó giúp cho người xem hình dung rõ hơn sự tài hoa và điêu luyện của những người thợ đá.

Số lượng bia đề danh Tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám hiện còn 82 bia, ghi danh 1.304 vị Tiến sĩ. 

Vốn là linh vật đứng đầu trong danh sách tứ linh, rồng luôn được coi là đại diện thiêng liêng, cao quý và chỉ dành cho các bậc quân vương. Vì vậy mà hình tượng rồng chủ yếu xuất hiện ở phần trán bia - bộ phận trang nghiêm nhất trên thân bia - và thường được thể hiện theo bố cục một đôi rồng chầu vào mặt trời có mây lửa bao quanh. 

Hoạ sỹ Trần Hậu Yên Thế, giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội, cho biết: ''Hình tượng rồng trong mỹ thuật Việt Nam rất đặc biệt và trên hệ thống văn bia của Việt Nam đương nhiên là bền vững ở vị trí trung tâm của trán bia rất đặc trưng của người Việt. Thế giới cũng có bia tiến sĩ, nhưng chỉ ở Việt Nam mới có đầy đủ sự phong phú của hình tượng rồng''.

Hoạ tiết rồng trên bia Tiến sĩ

Ông Lê Xuân Kiêu, Giám đốc trung tâm hoạt động VHKH Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cho biết: ''Bình thường du khách đi qua vườn bia tiến sĩ thì khó có thể tiếp cận và nhìn rõ những hoạ tiết rồng này. Nhưng với triển lãm này thì chúng ta có thể thấy những vẻ đẹp rất thú vị, hấp dẫn mà những người thợ đá đã tạo tác nên cách đây mấy trăm năm. Nên ngoài việc tôn vinh những giá trị của bia tiến sỹ thì cũng tôn vinh những nghệ nhân đá đã tạo nên những hoạ tiết, hoa văn mà chúng ta được chiêm ngưỡng trong buổi triển lãm hôm nay''.

Dù nhiều thế kỷ đã trôi qua, mỗi tấm bia đều phải hứng chịu rất nhiều tác động bất lợi của thời tiết, các hoạ tiết ít nhiều bị phai mờ, song nhờ có kỹ thuật rập thác bản, các nhà nghiên cứu tìm lại được không chỉ những bài văn bia chứa đựng nhiều thông tin hữu ích mà còn phát hiện hàng loạt hoa văn, hoạ tiết hết sức tinh xảo.

Trải qua hơn nửa thiên niên kỷ tồn tại với rất nhiều thăng trầm của lịch sử, số lượng bia Đề danh Tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám hiện còn 82 bia, ghi danh 1.304 vị Tiến sĩ. Đây không chỉ là kho sử liệu quý giá về lịch sử, văn hoá, xã hội và giáo dục khoa cử Việt Nam thời quân chủ mà còn là những tác phẩm nghệ thuật tạo hình độc đáo. 

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Không chỉ có bề dày truyền thống ngàn năm văn hiến, anh hùng, hòa bình và hữu nghị, Hà Nội còn là địa phương giàu có nhất cả nước về di sản văn hóa. Việc cải tạo, tu bổ và biến các di sản, di tích tại các khu phố cổ trở thành điểm du lịch đang là một trong những mục tiêu quan trọng trong quá trình phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.

Thông qua lăng kính nghệ thuật, đặc biệt là hội họa, di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được thổi hồn và tái hiện sống động, với những góc nhìn mới mẻ, đầy màu sắc.

Sống ở Thủ đô, gần như ai cũng đã từng đi qua và biết đến Bưu điện Hà Nội, hay còn gọi là Bưu điện Bờ Hồ và chiếc đồng hồ khổng lồ trên nóc tòa nhà ấy. Ngay từ khi chính thức đổ tiếng chuông đầu tiên, nó đã trở thành một phần trong cuộc sống, mang lại nhiều kỷ niệm, ký ức đẹp đẽ cho nhiều thế hệ người Hà Nội.

Lần đầu tiên có một công trường khai quật rộng với hơn 6.000 m² tại một ngôi làng cổ có niên đại khoảng 3.500 năm và cũng là lần đầu tiên phát hiện ra khu mộ tiền Đông Sơn.

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Phygital Labs và Trung tâm Công nghệ Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ xây dựng triển khai giải pháp du lịch trải nghiệm đa tương tác tại Hải Vân Quan.

Đền Bạch Mã xưa thuộc phường Hà Khẩu, tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, là cửa sông Tô Lịch thông với sông Hồng, còn nay là số nhà 76 - 78 phố Hàng Buồm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).