Chia sẻ không gian chung để mưu sinh trên phố cổ

Khu phố cổ Hà Nội lúc nào cũng đông đúc, là điều kiện thuận lợi để các hộ kinh doanh, buôn bán cùng nhau chia sẻ không gian chung để mưu sinh.

Những căn nhà có mặt tiền phố cổ chủ yếu được dành để bán hàng, để kinh doanh. Toàn bộ sinh hoạt thường ngày của các hộ gia đình đều ở phía trong con ngõ, hay trên gác.

Nhà cửa san sát, các quán hàng cũng san sát, mỗi một khoảng không gian trên khu phố cổ đều có giá trị, nhất là phần mặt tiền.

Gia đình bà Nguyễn Thị Mai (phố Nguyễn Siêu, quận Hoàn Kiếm) có một căn nhà mặt tiền 6m và diện tích chỉ 17m2. Hàng ngày, có 3 gia đình kinh doanh ở đó. Buổi sáng bán cà phê, buổi trưa thì bán bún chả và buổi chiều tối bán bún thang.

Mỗi ngày, các con cháu bà Mai tập trung tại căn nhà để cùng kinh doanh. Diện tích nhà nhỏ nên đây vừa là nơi bán hàng, vừa là nơi sinh hoạt chung. Những bữa cơm trưa, cơm chiều thường được dọn ra ngay cửa nhà. Khách đến uống cà phê và chủ nhà thì vẫn dùng bữa. Nếp sinh hoạt này được gia đình bà cụ Mai duy trì bao năm nay.

Với 6m mặt tiền, diện tích chỉ 17m2, hàng ngày, có 3 gia đình kinh doanh ở căn nhà này.

Cùng sống trên phố Nguyễn Siêu, căn nhà hơn trăm tuổi của gia đình bà Nguyễn Thị Bích là nơi ở của mấy thế hệ. Chỉ với 3m mặt tiền, nhưng đây vẫn là nơi tạo ra nguồn thu cho 3 gia đình.

Buổi sáng, bà Bích bán phở gà, hàng phở lâu năm và luôn đông khách. Buổi trưa, đây lại là hàng bún chả. Vẫn một khoảng hơn 3m mặt tiền, vẫn những bàn ghế ấy, hàng ăn của gia đình bà Bích được nối dài đến đêm.

Chỉ với 3m mặt tiền, căn nhà của bà Bích là nơi tạo ra nguồn thu cho 3 gia đình.

Sự thay đổi mặt hàng là cách để người dân phố cổ tăng thêm thu nhập. Dù diện tích có rộng hay chật thì cuộc sống của người dân phố cổ vẫn duy trì như vậy đều đặn mỗi ngày.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với nhiều người, việc dạy và học ngoại ngữ là một cách để nhìn cuộc sống và thế giới rộng mở hơn. Bên cạnh đó, ngoại ngữ còn giúp mỗi người hiểu chính mình, hiểu mọi người một cách sâu sắc hơn.

Bên bãi ven sông Hồng có một không gian công cộng kết hợp giữa vườn hoa và khu vui chơi mà những người lớn đã dựng lên từ bãi đất hoang lúc trước ở ven sông. 4 giờ chiều trước cổng trường Tiểu học Phúc Tân, lũ trẻ tan học ùa ra như đàn chim sẻ, từ trường chạy thẳng ra bãi đất sát mé sông ở cuối đường.

Đan Phượng, vùng quê yên bình nằm bên bờ sông Hồng, nơi nhịp sống gắn liền với những cánh đồng, vườn cây và tiếng ong bay rộn ràng mỗi sớm mai. Tháng 12 là thời điểm ong làm tổ để chuẩn bị cho mùa thu hoạch cuối năm.

Mùa đông Hà Nội, dù có cái se lạnh len lỏi qua từng góc phố nhưng vẫn không làm người ta chùn bước ra đường. Giữa tiết trời tưởng như lạnh lẽo, Hà Nội vẫn ấm áp theo cách rất riêng.

Bánh đa vừng Lương Quán, xã Việt Hùng, huyện Đông Anh, Hà Nội, là thức quà quê giản dị vẫn được người dân làm ra mỗi ngày.

Có một cách để tuổi thanh xuân và những kỷ niệm luôn còn mãi, đó chính là gửi gắm chúng qua những bức ảnh chụp chân dung.