Chiến công trên đồi D1, Tượng đài Chiến thắng hôm nay
Ngày 30/3/1954, đợt đánh thứ 2 trong Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu, trong đó cứ điểm D1 là mục tiêu trọng tâm. Bởi đây là bức tường phòng ngự, che chở cho trung tâm Tập đoàn cứ điểm của quân Pháp. Sau 2 ngày chiến đấu, quân ta đã hoàn toàn làm chủ được cứ điểm này, sau đó giữ vững trận địa và yểm trợ cùng các đơn vị khác tiêu diệt các cứ điểm còn lại, mở đường cho những trận thắng liên tiếp của chiến dịch.
Nhớ lại những ngày tháng hào hùng đó, chiến sĩ Điện Biên Trần Đình Tường (xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Nghệ An) xúc động chia sẻ: "Trận đánh Đại đoàn 312 rất ác liệt, khi mở màn ở đây quân ta xác định tất cả để chiến thắng cùng những vất vả, hi sinh, nhưng ai cũng quyết tâm giải phóng Điện Biên. Tượng đài Chiến thắng của rất nguy nga, rất đẹp, thu hút nhiều du khách khách bốn phương tới đây đây thắp hương, tưởng nhớ đến công ơn của người chiến sĩ đã nằm lại mảnh đất này".
Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ khánh thành vào năm 2004. Tượng đài có chiều cao 12,6m, dựng trên bệ cao 3,6m, gồm 12 thớt (có những thớt nặng 40 tấn), được đúc bằng 217 tấn đồng nguyên chất. Đây là cụm tượng đài bằng đồng cao, to và nặng nhất Việt Nam hiện nay. Mẫu tượng đài để thi công là tác phẩm của nhà điêu khắc Nguyễn Hải. Ông từng là lính của Tiểu đoàn 307 lừng danh. Công trình Tượng đài Chiến thắng Điện Biên là điểm đến của chiến thắng và hòa bình.
Tới tham quan, thắp hương tại Tượng đài Chiến thắng Điện Biên, ông Dương Quốc Định, du khách đến từ thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên tôi đến mảnh đất Điện Biên, cũng đã từng đi thăm một vài tượng đài nhưng tôi thấy Tượng đài Chiến thắng Điện Biên ở một vị thế rất đẹp và nó có ý nghĩa lịch sử là cứ điểm D1, đồng thời là địa điểm giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ”.
Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ nằm uy nghi, sừng sững trên đồi D1 - ngọn đồi cao nhất thành phố Điện Biên Phủ. Từ tượng đài có thể quan sát toàn cảnh TP Điện Biên Phủ từ trên cao với tầm bao quát rộng lớn. Cùng với Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ, các di tích lịch sử khác như: Cầu Mường Thanh, Đồi A1, Hồng Cúm, Him Lam… là minh chứng cho sự tồn tại phát triển bền vững của mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng.
Ngày 5/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ 4, năm 2024, sẽ chính thức khai mạc tại Hội trường Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt Xô. Tham dự có 250 đại biểu là những người gương mẫu, tiêu biểu, đại diện cho các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn thành phố.
Cho ý kiến về chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ cần khẩn trương rà soát điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn, nhất là trong bối cảnh nước ta đang chuẩn bị triển khai một số dự án quan trọng quốc gia.
Sáng 4/11, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Nội chính Thành ủy Nguyễn Quang Đức dự lễ trao tặng Huy hiệu Đảng tại Đảng bộ quận Hai Bà Trưng, nhân kỷ niệm 107 năm Cách mạng Tháng Mười Nga.
Nhận lời mời của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024, Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady – Chao Phraya – Mê Công lần thứ 10 và Hội nghị Cấp cao Hợp tác Campuchia – Lào – Myanmar – Việt Nam lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 05 – 08/11/2024.
Chiều 4/11, tại Hội trường Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt Xô, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ 4, năm 2024, đã tổ chức phiên trù bị. Tham dự của 250 đại biểu là những người gương mẫu, tiêu biểu, đại diện cho các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn thành phố.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, sáng nay Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về đánh kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
0