Chiêu trò đằng sau giá ảo của thị trường chung cư

Các con số thống kê cho thấy dù lượng giao dịch không nhiều, nhưng giá chung cư ở Hà Nội những tháng đầu năm liên tục tăng phi mã bởi chiêu trò của các nhà đầu cơ, môi giới bất động sản. Nếu không có giải pháp xử lý triệt để, kiên quyết thì người dân phải chịu nhiều rủi ro, người có nhu cầu thực khó có thể mua được nhà.

Giá nhà vượt quá xa thu nhập

56 triệu đồng/m2 là giá bán sơ cấp căn hộ chung cư ở Hà Nội hiện nay, tăng trung bình 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Năm trước, nếu một căn chung cư rao bán trung bình 3,1 tỷ đồng, với thu nhập ở ngưỡng 135 triệu đồng/năm - một người phải mất 23 năm lao động để mua được. Chỉ sau một năm, con số này lên tới 29 năm. 29 năm không ăn, không tiêu, dành toàn bộ thu nhập mới có thể mua được một căn hộ!

Đằng sau giá ảo của chung cư là chiêu trò?

Họ có thể tổ chức các buổi ra mắt ở khách sạn lớn, qui mô và người ta dễ dàng sập bẫy…

Không phủ nhận nhu cầu mua chung cư là rất lớn, nhưng đó chỉ ở phân khúc nhà bình dân, giá rẻ và thị trường đang thiếu nguồn cung. Nhưng giá tăng cao chủ yếu diễn ra ở phân khúc cao cấp với nguồn cung lớn, cùng nhiều chiêu trò như: đơn vị kinh doanh và môi giới đẩy giá một vài căn hộ ở một dự án, từ đó thiết lập mặt bằng giá mới. Hiệu ứng dây chuyền xảy ra cho cả các dự án khác quanh khu vực. Thêm vào, người dân có nhu cầu bán nhưng bị tác động bởi nhiều môi giới liên tục diễn/gọi/hỏi/báo giá, đã tạo nên tâm lý chần chừ để đợi chờ và phát giá cao hơn. Điều này vô hình trung tạo thành bẫy giá ảo.

Tin tức trên mạng xã hội, các hội nhóm…vẫn đang truyền nhau "giá chung cư tăng", “giao dịch lớn”, nhưng thực tế  tại Văn phòng đăng ký đất đai đã khẳng định các hồ sơ tiếp nhận chỉ liên quan đến đảm bảo, xóa thế chấp... còn số hồ sơ chuyển nhượng bất động sản không hề có đột biến. Điều này đã được xác thực.

Người mua cần cân nhắc khi quyết định mua nhà vào thời điểm này, chỉ mua khi bạn không cần quan tâm tới giá hay có nhu cầu thật bức thiết.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 17/11, Nam Long chính thức mở bán giai đoạn 2 dự án Nam Long II Central Lake. Chỉ sau 3 giờ, 80% giỏ hàng công bố đã được tiêu thụ, ước tính doanh số pre-sale đạt 600 tỷ đồng.

Theo báo cáo của Sở Xây dựng, thành phố hiện có 69 dự án nhà ở xã hội đã và đang triển khai; trong đó, từ năm 2021 đến nay đã hoàn thành khoảng 0,64 triệu m² sàn nhà ở xã hội, hơn 10.270 căn hộ.

Những khu nhà tái định cư cũ trên địa bàn Hà Nội đang được rao bán với mức giá rất cao, lên tới 60-70 triệu đồng/m2. Nhiều chuyên gia cho rằng đà tăng giá nhà tái định cư là phi lý, đặt ra dấu hỏi về lượng giao dịch thực tế của phân khúc này.

Theo kế hoạch, Dự thảo Nghị quyết về việc thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất sẽ được Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8.

Bên cạnh việc giám sát, minh bạch quy chế cụ thể về đối tượng được mua/thuê mua nhà ở xã hội, nhiều ý kiến cho rằng để loại hình nhà ở này có tốc độ phát triển nhanh hơn, nhiều người dân có thể tiếp cận hơn, thì cần phát triển thêm các dự án theo hướng cho thuê.

Năm 2024, Chính phủ phấn đấu hoàn thành 130.000 căn nhà ở xã hội. Tuy nhiên, mục tiêu này hiện khó khả thi do gặp nhiều khó khăn.