Chiêu trò lừa đảo mới khi xác thực sinh trắc học

Các ngân hàng đã có hướng dẫn để khách hàng dễ dàng thao tác xác thực sinh trắc khuôn mặt nhưng không ít người còn loay hoay. Lợi dụng điều này, các đối tượng lừa đảo đã giả danh nhân viên ngân hàng để hỗ trợ với mục đích đánh cắp thông tin người dùng nhắm chiếm đoạt tài sản.

Cách thức lừa đảo phổ biến đang được các đối tượng thực hiện là liên hệ với khách hàng bằng các hình thức như gọi điện, nhắn tin, kết bạn qua các mạng xã hội để hướng dẫn thu thập thông tin sinh trắc học.

Sau đó, các đối tượng yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng, hình ảnh căn cước công dân, hình ảnh khuôn mặt của khách hàng… để được hỗ trợ, thậm chí đối tượng có thể yêu cầu cuộc gọi video để thu thập thêm giọng nói, cử chỉ.

Nhiều chiêu trò lừa đảo mới khi xác thực sinh trắc học 

Các đối tượng còn đề nghị khách hàng truy cập vào đường link lạ để tải và cài đặt ứng dụng hỗ trợ thu thập sinh trắc học trên điện thoại. Sau khi lấy được thông tin của khách hàng, các đối tượng sẽ tiến hành chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng.

Từng mất hàng trăm triệu đồng, là nạn nhân của việc lừa đảo, đánh cắp thông tin trên hệ thống ngân hàng, tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu cho rằng các tội phạm không gian mạng rất tinh vi, luôn tìm ra kẽ hở để phạm tội.

Các tội phạm không gian mạng rất tinh vi, luôn tìm ra kẽ hở để phạm tội.

Các chuyên gia cũng cho rằng, với thời hạn quy định cập nhật dữ liệu sinh trắc học của khách hàng vào ngày 01/07, nhiều ngân hàng chưa chuẩn bị thực sự kỹ càng, chu đáo để có thể đối phó với những thủ đoạn lừa đảo của tội phạm công nghệ cao.

Phía ngân hàng cũng khuyến cáo, khách hàng chỉ thực hiện cập nhật thông tin sinh trắc học qua ứng dụng ngân hàng hoặc trực tiếp tới quầy giao dịch ngân hàng để cung cấp dữ liệu, tuyệt đối không cập nhật qua bất kỳ trang web hay ứng dụng nào khác để tránh rủi ro giả mạo, lừa đảo.

Tỷ lệ giao dịch trên 10 triệu đồng trong 3 ngày gần đây dao động quanh 6-8%, theo số liệu của NHNN. Những ngày đầu áp dụng sinh trắc học, xuất hiện tình trạng hệ thống báo lỗi hoặc quá tải, khiến nhiều khách hàng không chuyển khoản trực tuyến được.

Các ngân hàng cũng cần tăng cường nhân lực để đáp ứng nhu cầu khách hàng, chuẩn bị các kịch bản để đối phó với tội phạm công nghệ cao.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Đống Đa (Hà Nội) ngày 21/11 cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 6 đối tượng liên quan vụ án “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” và "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Ngày 22/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết đã vào cuộc xác minh và tìm ra những học sinh liên quan đến clip được đăng tải trên mạng xã hội vào sáng 20/11 về nhóm thanh thiếu niên không đội mũ bảo hiểm, mặc đồng phục học sinh, cầm theo cờ điều khiển xe máy trên phố.

Ngày 22/11, Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo, thủ đoạn cài đặt phần mềm dịch vụ công “giả mạo" tuy không mới, nhưng vẫn còn nhiều người dân ít cập nhật thông tin xã hội, báo chí, mất cảnh giác nên đã "sập bẫy" thủ đoạn này.

Đội Cảnh sát hình sự - Công an huyện Thanh Trì phối hợp Phòng Cảnh sát hình sự - Công an thành phố cùng công an các quận giáp ranh Hoàng Mai, Hà Đông đã triệu tập, tạm giữ hàng chục thanh thiếu niên có hành vi gây rối trật tự.

Công an quận Thanh Xuân vừa truy xét, bắt giữ đối tượng cướp giật tài sản của cụ bà hơn 80 tuổi. Đối tượng bị bắt giữ là Nguyễn Văn Vương (sinh năm 2001, trú tại xã Thượng Lâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội).

Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Hà Nội ngày 3/11, đã tạm giữ hình sự hai đối tượng về hành vi cướp tài sản; đồng thời, giao một đối tượng có liên quan dưới 14 tuổi về Công an phường để quản lý giáo dục.