Chính phủ đã tính nguồn lực cho cao tốc Gia Nghĩa-Chơn Thành

Sáng 17/6, thảo luận về chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành, nhiều đại biểu Quốc hội đề xuất Chính phủ cần có phương án dự phòng về nguồn vốn.

Nhấn mạnh việc đầu tư dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thiện mạng lưới đường cao tốc, kết nối huyết mạch vùng Tây và Đông Nam Bộ nên cần sớm được triển khai, song nhiều đại biểu Quốc hội cũng bày tỏ trăn trở bởi số người dân trong diện đền bù rất lớn.

Vì vậy, nhiều đại biểu cho rằng cần huy động nguồn lực hợp lý cũng như rút ngắn thủ tục đầu tư dự án. Đặc biệt, cần có phương án dự phòng về nguồn vốn để đảm bảo tiến độ dự án.

Đại biểu Tạ Văn Hạ - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam.

Đại biểu Tạ Văn Hạ, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam, nêu ý kiến: “Cần có phương án dự phòng về nguồn vốn để đảm bảo tiến độ dự án; đồng thời có cơ chế, tăng cường giám sát việc triển khai dự án, đặc biệt là trong áp dụng các cơ chế chỉ định thầu đối với các gói thầu tư vấn, các gói thầu thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư”.

Theo các đại biểu, khi kêu gọi nhà đầu tư tham gia dự án này theo phương thức đối tác công tư cũng phải tính đến việc hài hòa lợi ích. Điều này rất quan trọng bởi dự án không đủ hấp dẫn để thu hút nhà đầu tư thì có khi sẽ phải chuyển dự án sang phương thức đầu tư công.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng.

Giải trình những vấn đề các đại biểu Quốc hội nêu, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng khẳng định tiến độ triển khai cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành theo phương thức PPP hoàn toàn khả thi.

Cũng trong sáng 17/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Nhiều đại biểu đề nghị xem xét đưa các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên trên địa bàn huyện có các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vào diện đầu tư của chương trình, bởi các trường này giúp phân luồng học sinh hiệu quả và tạo nguồn lực quan trọng cho phát triển các địa phương.

Đối với các trường THPT vùng cao Việt Bắc, Trường Hữu nghị T78, Trường Hữu nghị 80, đại biểu đề nghị cần rà soát, không nên điều chỉnh đối tượng giao vốn đầu tư công trung hạn, mà chỉ cần điều chỉnh sang vốn đầu tư công và vốn sự nghiệp được phân bổ hàng năm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 22/10, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức trọng thể Lễ bàn giao công tác giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch nước Lương Cường.

Sáng nay (22/10), Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp.

Nội dung trọng tâm, chiếm phần lớn thời gian của Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV là công tác lập pháp. Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 18 dự án luật, 3 dự thảo nghị quyết quy phạm pháp luật và thảo luận, cho ý kiến lần đầu đối với 10 dự án luật khác.

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, đầu giờ làm việc sáng 22/10, Quốc hội nghe báo cáo về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025, Kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 3 năm 2025- 2027.

Ngày hôm nay (22/10), Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV bước vào ngày làm việc ngày thứ hai tại Nhà Quốc hội, với nhiều nội dung quan trọng.

Trong phiên làm việc chiều 21/10, Quốc hội đã nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra dự án Luật Điện lực (sửa đổi).