Chính phủ tìm hướng gỡ khó cho doanh nghiệp bất động sản

Ngày 11/03, Chính phủ họp gỡ khó cho doanh nghiệp bất động sản sau khi các luật mới được ban hành. Cuộc họp có sự tham dự của đại diện Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và đại diện các ngân hàng thương mại.

Ngày 11/03, Chính phủ họp gỡ khó cho doanh nghiệp bất động sản sau khi các luật mới được ban hành. Cuộc họp có sự tham dự của đại diện Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và đại diện các ngân hàng thương mại.

Tại Hội nghị, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã tổng hợp những vướng mắc ở các địa phương như: công tác đền bù giải phóng mặt bằng; xác định giá đất và tính tiền sử dụng đất; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; pháp luật về đầu tư; pháp luật về quy hoạch; pháp luật về nhà ở.

Tháo gỡ vướng mắc hàng trăm dự án bất động sản

Trong thời gian tới, Tổ công tác của Chính phủ, kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn vướng mắc về thủ tục pháp lý; đôn đốc các địa phương giải quyết các khó khăn, vướng mắc của các dự án bất động sản, nhất là trong bối cảnh sau khi các Luật mới vừa được ban hành: Luật đất đai, Luật nhà ở, Luật kinh doanh BĐS. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần nghiên cứu, đề xuất và triển khai thực hiện giải pháp về tái cấu trúc nợ tín dụng liên quan đến các dự án bất động sản của doanh nghiệp.

Các địa phương rà soát, nghiên cứu tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án bất động sản trên địa bàn. Đối với các doanh nghiệp cần chủ động tái cấu trúc, cơ cấu lại danh mục dự án, sản phẩm để đảm phù hợp với khả năng triển khai thực hiện của doanh nghiệp và điều kiện thực tế của thị trường. Điều chỉnh lại phân khúc, giá bất động sản, phù hợp với thị trường và đảm bảo tính thanh khoản, tạo dòng vốn để duy trì hoạt động và thực hiện dự án.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 25/4, Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam và Hội Môi giới bất động sản Việt Nam tổ chức hội thảo về thị trường bất động sản "Khơi thông nguồn cung bất động sản khu vực phía Nam - Xu hướng đầu tư”.

Quốc hội sẽ tổ chức đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”.

Nhà chung cư hiện đang phát triển với số lượng lớn tại Việt Nam, chỉ tính riêng tại TP.Hồ Chí Minh đã có hơn 1.400 khu nhà chung cư. Phải thừa nhận những khu nhà chung cư này đã góp phần giải quyết nhu cầu nhà ở và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và tạo điểm nhấn văn minh đô thị. Tuy nhiên, thời gian qua, đã có không ít những mâu thuẫn, bức xúc, thậm chí tranh chấp liên tục xảy ra trong quá trình vận hành loại nhà ở mới này.

Nhằm phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững trong thời gian tới, UBND TP.Hà Nội giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị rà soát danh mục các dự án xây dựng khách sạn, cơ sở lưu trú du lịch, dự án phát triển điểm đến du lịch đã có quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để chủ động hỗ trợ hoàn thiện từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch Thủ đô

Với nhiều điểm mới, Nghị định số 32 của Chính phủ ban hành ngày 15/3 về quản lý, phát triển cụm công nghiệp sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để các địa phương nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý đầu tư và phát triển các cụm công nghiệp.

Để người dân có thêm cơ hội sở hữu nhà ở xã hội, nhiều quy định, điều kiện khi mua nhà đã được Bộ Xây dựng đề xuất gỡ bỏ.