Chính quyền quân sự Niger thông báo trục xuất Đại sứ Pháp

Ngày 26/8, chính quyền quân sự tại Niger ra thông báo cải chính thông tin về việc trục xuất một số nhà ngoại giao nước ngoài, khẳng định chỉ duy nhất Đại sứ Pháp tại Nimaey không được chào đón tại quốc gia này.

(Video: ECOWAS tìm giải pháp hòa bình cho cuộc đảo chính tại Niger)

Thông báo do một Cố vấn của Chủ tịch Hội đồng quốc gia bảo vệ Tổ quốc Niger, đưa ra nêu rõ: Chính quyền quân sự Niger chỉ quyết định trục xuất Đại sứ Pháp tại Niamey, không bao gồm các nhà ngoại giao Mỹ, Đức, Nigeria và Côte d'Ivoire như một số nguồn tin loan báo.

Trước đó, ngày 25/8,  Chính quyền quân sự Niger đã yêu cầu Đại sứ Pháp Sylvain Itte phải rời Niamey trong vòng 48h với lý do nhà ngoại giao này từ chối lời mời tham gia một cuộc đối thoại do chính quyền quân sự tổ chức và Chính phủ Pháp liên tục có những động thái làm tổn hại lợi ích của Niger. Một số nguồn tin khu vực và phương Tây nói rằng danh sách trục xuất còn có cả Đại sứ các nước Mỹ, Đức, Nigeria và Côte d'Ivoire với cùng lý do.

Trong một diễn biến đáng chú ý khác, Chủ tịch Ủy ban ECOWAS, ông Omar Alieu Touray hôm qua bác bỏ thông tin nói rằng khối này đã lập xong kế hoạch tấn công vào Niger, song khẳng định can thiệp quân sự là một trong những lựa chọn mà ECOWAS đang thảo luận. 

Trước đó, nhiều nguồn tin khu vực và quốc tế trích dẫn tuyên bố của Cao ủy phụ trách Đối ngoại, Hòa bình và An ninh của ECOWAS, ông Abdel-Fatau Musah, sau cuộc họp Tham mưu trưởng quân đội các nước ECOWAS tại Ghana đêm 18/8, cho biết: Kế hoạch can thiệp quân sự của ECOWAS vào Niger đã được chuẩn bị sẵn sàng và thời gian tiến hành can thiệp cũng đã được ấn định, nhưng chưa công bố.     

Pháp và ECOWAS là những bên có quan điểm phản đối mạnh mẽ nhất cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Niger Mohamed Bazoum xảy ra đêm 26/7. Trong đó, ECOWAS nhiều lần tuyên bố sẽ thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết, bao gồm cả can thiệp quân sự, để khôi phục trật tự Hiến pháp tại Niger.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngay khi Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) thông báo lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Israel cùng một thủ lĩnh của lực lượng Hamas, cộng đồng quốc tế đã đưa ra những phản ứng trái chiều.

Theo hãng thông tấn TASS, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Nga luôn ưu tiên và hiện đã sẵn sàng giải quyết mọi tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, tuy nhiên cũng nhấn mạnh nước này đã sẵn sàng cho mọi kịch bản.

Người phát ngôn Nhà Trắng, bà Karine Jean-Pierre cho biết Mỹ không có ý định sửa đổi học thuyết hạt nhân sau khi Nga đưa ra học thuyết hạt nhân sửa đổi.

Dữ liệu mới nhất từ Văn phòng Thống kê Quốc gia của Anh cho thấy tỷ lệ lạm phát tại nước này trong tháng 10 tăng lên mức cao nhất trong 6 tháng qua, củng cố kỳ vọng của thị trường rằng sẽ không có đợt cắt giảm lãi suất nào khác trong năm nay.

Giá dầu thế giới tăng khoảng 1% vào ngày 21/11, sau khi Nga và Ukraine gia tăng các cuộc tấn công bằng tên lửa, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ căng thẳng nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 22/11 cho biết nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.