Chính thức công bố Bộ Pháp điển Việt Nam

Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị tổng kết nhiệm vụ hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2019-2023 và công bố Bộ pháp điển Việt Nam.

Bộ Pháp điển được xây dựng, hình thành từ gần 9 nghìn văn bản quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực của cấp trung ương, được sắp xếp, cấu trúc vào 45 chủ đề, trong mỗi chủ đề có một hoặc nhiều đề mục. Mỗi đề mục được pháp điển từ nhiều văn bản khác nhau cùng điều chỉnh một lĩnh vực nhất định và được sắp xếp theo một trật tự khoa học, logic.

Bộ Pháp điển của Nhà nước Việt Nam là Bộ Pháp điển điện tử, được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử pháp điển (phapdien.moj.gov.vn) phục vụ việc tra cứu, khai thác, sử dụng miễn phí của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 3 (2019 - 2023) trên cả nước đã được Bộ Tư pháp tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể, văn bản quy phạm pháp luật ở Trung ương do các bộ, ngành hệ thống hóa, tổng số văn bản còn hiệu lực là 8.489 văn bản; tổng số văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ là 4.019 văn bản; tổng số văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần là 1.724 văn bản; tổng số văn bản cần sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc bạn hành mới là 760 văn bản.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Công an huyện Gia Lâm (Hà Nội) vừa liên tiếp khám phá ba vụ sản xuất, vận chuyển, thu giữ gần 1,3 tạ pháo nổ.

Sáng 2/1, Công an TP.HCM cho biết đã ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam hàng chục người về tội tổ chức đánh bạc và tham gia đánh bạc. Số tiền thu giữ khi bắt quả tang các đối tượng này lên đến trên 146.000 USD.

Hà Nội tạm dừng hoạt động cơ sở bánh cốm Nguyên Ninh và bánh Jambon Thanh Hương. Đây là kết luận của đoàn kiểm tra liên ngành số 1 thành phố tại hai quận Tây Hồ và Ba Đình trong ngày 2/1.

Người đi xe ô tô khi dừng đỗ, mở cửa xe cần quan sát các phương tiện xung quanh. Việc mở cửa xe bất cẩn gây tai nạn giao thông đã được phản ánh rất nhiều lần, tuy nhiên nhiều tài xế vẫn chủ quan, sơ ý.

Một số lỗi vi phạm giao thông cơ bản như vượt đèn đỏ, đi lên vỉa hè sẽ bị phạt cao nhất đến 6 triệu đồng, tăng gấp nhiều lần so với mức xử phạt cũ. Điều này đã tác động đến tâm lý và hành vi của người dân tham gia giao thông.

Phân loại rác tại nguồn là một trong những chính sách môi trường có hiệu lực từ 1/1/2025. Theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cá nhân, hộ gia đình phải thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt làm ba loại gồm tái chế, thực phẩm, khác và sẽ bị xử phạt nếu không thực hiện.