Chính trường Pháp sau cuộc bầu cử Quốc hội vòng 2
Kết quả kiểm phiếu sơ bộ cho thấy NFP vươn lên vị trí dẫn đầu về số ghế, đẩy RN và đồng minh xuống vị trí thứ ba.
Liên minh “Cùng nhau” của Tổng thống Emmanuel Macron chính thức mất đa số tương đối và dự kiến chỉ còn giữ được từ 160-162 ghế so với 254 ghế trong Quốc hội cũ.
Kết quả vòng hai càng khẳng định sự phân cực của chính trường Pháp, với ba khối có số ghế không chênh nhau quá nhiều trong cơ quan lập pháp.
Các nhà phân tích chính trị cảnh báo nước Pháp đang phải đối mặt tình thế chưa từng có khi sự chia rẽ chính trị dẫn đến việc không chính đảng nào giành được đa số tại Quốc hội, khiến quá trình thành lập chính phủ mới có thể kéo dài, thậm chí làm tê liệt nước Pháp.
Thủ tướng Pháp Gabriel Attal cho biết sẽ nộp đơn từ chức khi đảng của ông không thể đảm bảo thế đa số tại Quốc hội. Tuy nhiên ông khẳng định sẵn sàng tiếp tục vai trò "nếu được yêu cầu", đặc biệt trong bối cảnh Pháp sẽ khai mạc Thế vận hội ba tuần tới.
Do không có lực lượng chính trị nào chiếm đa số tuyệt đối, Tổng thống Macron có thể từ chối đơn từ chức của ông Attal khi ông không bị buộc phải từ chức hay buộc phải chọn Thủ tướng từ phe đa số tương đối mạnh nhất, tức là một người từ liên minh cánh tả.
Tuy vậy, bất cứ ai mà ông Macron chọn đều phải đối mặt với một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội vào ngày 18/7, điều này có nghĩa là Tổng thống Macron cần chỉ định một người được đa số các nhà lập pháp chấp nhận.
Văn phòng của ông Macron cho biết Tổng thống sẽ phân tích kết quả bầu cử, đồng thời sẽ đợi Quốc hội mới được thành lập trước khi thực hiện các bước đi tiếp theo.
Nhiều chính trị gia và các nhà lãnh đạo châu Âu lên tiếng về kết quả bất ngờ của cuộc bầu cử quốc hội Pháp. Thủ tướng Tây Ban Nha hoan nghênh kết quả bầu cử ở Anh và Pháp vì đã ngăn đảng cực hữu giành chiến thắng. Thủ tướng Ba Lan - người theo đường lối trung tả - cũng ca ngợi chiến thắng của phe cánh tả Pháp.
Ngay khi Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) thông báo lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Israel cùng một thủ lĩnh của lực lượng Hamas, cộng đồng quốc tế đã đưa ra những phản ứng trái chiều.
Theo hãng thông tấn TASS, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Nga luôn ưu tiên và hiện đã sẵn sàng giải quyết mọi tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, tuy nhiên cũng nhấn mạnh nước này đã sẵn sàng cho mọi kịch bản.
Người phát ngôn Nhà Trắng, bà Karine Jean-Pierre cho biết Mỹ không có ý định sửa đổi học thuyết hạt nhân sau khi Nga đưa ra học thuyết hạt nhân sửa đổi.
Dữ liệu mới nhất từ Văn phòng Thống kê Quốc gia của Anh cho thấy tỷ lệ lạm phát tại nước này trong tháng 10 tăng lên mức cao nhất trong 6 tháng qua, củng cố kỳ vọng của thị trường rằng sẽ không có đợt cắt giảm lãi suất nào khác trong năm nay.
Giá dầu thế giới tăng khoảng 1% vào ngày 21/11, sau khi Nga và Ukraine gia tăng các cuộc tấn công bằng tên lửa, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ căng thẳng nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 22/11 cho biết nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
0