Cho con không đủ tuổi lái xe, phụ huynh cũng bị phạt

Thời gian gần đây, có nhiều vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng do học sinh điều khiển phương tiện gây ra. Để hạn chế tình trạng này, cần kiên quyết xử lý người giao xe cho học sinh sử dụng, đặc biệt là các bậc phụ huynh.

Mới đây, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch về tăng cường công tác bảo đảm trật tự ATGT cho học sinh trong tình hình mới trên địa bàn thành phố. Trong đó, nội dung xử lý các hành vi giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện gây tai nạn được nhấn mạnh. Cùng với đó, đối với các tai nạn giao thông liên quan đến học sinh, phải khẩn trương điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật; và xác định cụ thể nguyên nhân gây tai nạn, đưa ra các giải pháp phòng ngừa.

Trường hợp trẻ vị thành niên, chưa có bằng lái xe điều khiển xe máy tạt đầu ô tô trên đường

Tại khoản 9, 10 của Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2018, các hành vi như điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định; giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điều khiển xe tham gia giao thông đường bộ bị nghiêm cấm rất cụ thể.

Hành vi giao xe cho đối tượng trẻ vị thành niên, chưa có bằng lái xe, nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể xử lý theo điều 264 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Theo đó, người phạm tội có thể chịu mức phạt thấp nhất là phạt tiền từ 10.000.000 đồng và cao nhất là 7 năm tù giam.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Năm nay, tuyến Hà Nội - TP.HCM tiếp tục duy trì vị trí thứ tư trên bảng xếp hạng những đường bay nội địa bận rộn nhất thế giới, với 10,63 triệu ghế cung ứng.

Theo kế hoạch, dự án mở rộng đường Tam Trinh trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội, sẽ hoàn thành vào tháng 2/2026. Tuy nhiên, nhiều vướng mắc trong giải phóng mặt bằng khiến dự án khó về đích đúng hẹn.

Nhằm giải quyết tình trạng lưu lượng giao thông cao qua nút Cát Linh – Giảng Võ – Giang Văn Minh trong giờ cao điểm, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa thông báo thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông trên đường An Trạch, quận Đống Đa.

Sau hơn một năm thi công, dự án nâng cấp, cải tạo đường đê sông Hồng, đoạn qua huyện Thường Tín cơ bản hoàn thành, đưa vào khai thác. Tuy nhiên, bất cập từ đây cũng nảy sinh bởi mặt đường được nâng cao nhưng lại không có thiết kế, vuốt nối đồng bộ với nhiều dốc lên xuống khu dân cư.

Để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, trong giai đoạn từ nay đến 2026, Hà Nội sẽ triển khai dự án cải tạo, nâng cấp tỉnh lộ 70 đoạn Hà Đông - Văn Điển với tổng mức đầu tư dự kiến gần 5.500 tỉ đồng từ nguồn ngân sách thành phố.

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đang tiến hành chỉnh trang, duy tu cải tạo khoảng 130 tuyến phố, trong đó khu vực nội thành có 80 tuyến phố, còn lại là các tuyến tỉnh lộ, quốc lộ; tổng kinh phí khoảng 680 tỷ đồng; kéo dài từ nay đến cuối năm.