Chờ 'sóng' cổ phiếu dệt may và bất động sản
Kết phiên 18/7, VN-Index tăng 5,78 điểm lên đạt 1.274,44 điểm, tăng nhẹ so với cuối năm trước. Tính chung trong 6 tháng đầu năm, giá trị giao dịch bình quân phiên trên toàn thị trường đạt hơn 24,5 nghìn tỷ đồng/phiên.
Mức vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt khoảng 69,1% so với GDP năm 2023. Số lượng tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư tiếp tục tăng trưởng, đạt hơn 8 triệu tài khoản vào cuối tháng 6/2024. Tuy nhiên, nhiều yếu tố kinh tế vĩ mô không mấy tích cực đã khiến thị trường chưa thể vượt ngưỡng 1.300 điểm.
Ông Trương Hiền Phương, Giám Đốc Công ty Chứng khoán KIS Việt Nam cho biết: ''Tỷ gia tăng, thị trường vàng sôi động, nhà nước phải có giải pháp can thiệp nên nhà đầu tư cũng có những thận trọng thêm vào đó FED e dè đẩy nhanh hạ lãi suất nên thị trường toàn câu cũng không có nhiều kỳ vọng.''
6 tháng cuối năm, nền kinh tế bước vào giai đoạn phục hồi. Nhiều doanh nghiệp may mặc cho biết đã có nửa đầu năm kinh doanh khởi sắc và có đơn hàng xuất khẩu đến hết năm 2024.
Đơn cử như Công ty CP dệt may Đầu tư Thương mại Thành Công (TCM) vừa công bố kết quả hoạt động kinh doanh tháng 6 năm 2024 của Công ty mẹ, doanh thu là gần 10,3 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lợi nhuận sau thuế tháng 6 năm 2024 là hơn 1,1 triệu USD, tăng 624% so với cùng kỳ. Do đó, niềm tin vào thị trường ngày càng được củng cổ trong nửa cuối năm
Ông Nguyến Đức Nhân, Giám Đốc Kinh Doanh CTCP Chứng Khoán KB Việt Nam cho biết: ''CPI tăng trưởng vượt bậc, cổ phiếu được kỳ vọng và tất cả các cổ phiếu của ngành đang chạy mạnh có độ nhạy rất lớn như ngành dệt may...''
Riêng nhóm cổ phiếu bất động sản, đã chững lại khá lâu, cùng với đó là với áp lực đáo hạn trái phiếu ngày càng lớn vào cuối năm. Nếu đầu tư vào nhóm này, nhà đầu tư phải kiên định, vì phải từ quý 4 năm nay, nhóm cổ phiếu này mới có thể bứt phá.
Ông Nguyến Đức Nhân, Giám Đốc Kinh Doanh Ctcp Chứng Khoán KB Việt Nam cho biết: ''Nhóm BĐS sẽ có báo cáo kết quả kinh doanh không mấy tươi sáng trong quý II, quý III cộng với đó là áp lực trái phiếu thì phải đến quý 4 nhóm này mới khởi sắc...''
Ủy ban CKNN cho biết tiếp tục đẩy mạnh hạ tầng công nghệ, tái cấu trúc các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, với mục tiêu lớn nhất là nâng hạng thị trường càng sớm càng tốt.
Sau ảnh hưởng của bão số 3, ngành sản xuất Việt Nam phục hồi vào tháng 10/2024, khi cả sản lượng và đơn đặt hàng mới đều tăng. Chỉ số nhà quản trị mua hàng PMI do S&P Global công bố đạt 51,2 điểm, tăng từ mức 47,3 điểm của tháng 9.
Nhiều ý kiến lo ngại rằng, mức tăng giá điện 4,8% vừa qua có thể ảnh hưởng tới mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4,5% mà Quốc hội đặt ra cho cả năm nay. Tuy nhiên, chuyên gia đã khẳng định, mức tăng giá này chưa thể ảnh hưởng tới kiểm soát lạm phát.
Theo Cục Thống kê TP. Hà Nội, trong 10 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của Hà Nội tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước.
Các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) Trung Quốc thời gian qua liên tục mở rộng tại Việt Nam, tạo áp lực cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp bán lẻ nội địa nhờ công nghệ, hạ tầng logistics và lợi thế giá cả đang dần chiếm lĩnh thị trường, khiến doanh nghiệp Việt Nam chật vật ngay trên sân nhà.
Thương vụ Việt Nam tại Philippines cho biết, theo thống kê của Cơ quan quản lý cấp phép nhập khẩu gạo thuộc Bộ Nông nghiệp Philippines, tính đến cuối tháng 10/2024, Philippines đã nhập khẩu tổng số 3,68 triệu tấn gạo.
Theo đại diện Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, Bộ Công Thương, việc cấm các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới như Temu, 1688, Shein cần được xem xét một cách tổng thể, thận trọng.
0