Chơi bóng cửa ở tuổi lưng còng, tóc bạc

Đều đặn 15h chiều hàng ngày, các cụ ông, cụ bà ở làng Thụy Lôi (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội) lại ra sân làng để chơi bóng cửa.

Một trận đấu bóng cửa gồm hai đội tham gia, mỗi đội 5 người, mỗi người sở hữu một quả bóng có đánh số chẵn-lẻ và được phân biệt bằng hai màu trắng-đỏ. Mỗi đội có một huấn luyện viên trưởng để điều quân.

Trong thời gian 30 phút thi đấu, các thành viên trong đội dùng trái bóng để làm cầu nối đánh về phía cột cờ ở giữa sân và phá bóng của đối phương ra ngoài sân, buộc đối thủ phải chơi lại từ đầu.

Mỗi một lần bóng qua cửa được tính là 5 điểm. Các đội đều phải có chiến thuật để chiến thắng, bởi đối phương luôn tìm cách đánh bật bóng của đối thủ ra ngoài, khiến người chơi phải ngồi ngoài, chờ tới lượt mình chơi tiếp.

Theo các cụ, môn bóng cửa nhẹ nhàng mà rất vui, động tác cũng như cuốc đất trồng rau, gần gũi với cuộc sống và công việc hàng ngày.

Các cụ ông, cụ bà tuổi từ 76 - 88 ở làng Thụy Lôi mê chơi bóng cửa.
Mỗi người mang theo một vật dụng giống như chiếc búa, gọi là vồ.
Bóng cửa đã giúp cho người già có được những giây phút thoải mái.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mùa hè luôn đem đến vô vàn cảm xúc, tâm trạng. Với người này là sự mong đợi, háo hức; người kia lại là những mệt mỏi, lo toan.

Những ngày này, thời tiết nóng bức, nhu cầu lắp mới, bảo dưỡng, sửa chữa điều hòa của người dân tăng cao, những người làm dịch vụ sửa chữa, lắp đặt thiết bị này lại bước vào mùa bận rộn.

Đoạn đường giữa cánh đồng ở thôn Thụy Khuê (xã Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội) dài gần 1km, mát rượi trong những ngày hè nhờ những cây xà cừ có tuổi đời hơn nửa thế kỷ.

Khi màn đêm buông xuống, Hà Nội như chia ra làm hai thế giới. Một bên chìm vào giấc ngủ sau cả ngày vất vả ngược xuôi. Ở bên còn lại, mọi thứ vẫn tiếp diễn, nhựa sống vẫn tràn đầy nhưng theo một cách khác.

Tháng 6, khi sen hồng bắt đầu nở rộ tại các đầm ở Hồ Tây, cũng là lúc người làm nghề ướp trà sen lại tất bật vào vụ mùa mới.

Khu phố cổ Hà Nội lúc nào cũng đông đúc, là điều kiện thuận lợi để các hộ kinh doanh, buôn bán cùng nhau chia sẻ không gian chung để mưu sinh.