Chủ nhà trọ ở Hà Nội gấp rút lắp thang thoát hiểm

Công an Hà Nội đã yêu cầu hơn 16.400 nhà trọ và 22 chung cư mini phải rà soát công tác phòng cháy chữa cháy, thời hạn đến tháng 3/2025. Nếu không đủ điều kiện, phải dừng hoạt động.

Ông Nguyễn Văn Thú, chủ chung cư mini tại tổ dân phố 8 Đình Thôn, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, đã bỏ ra hơn 300 triệu đồng để mở lối thoát hiểm thứ hai.

"Tính mạng con người là trên hết. Về cửa chống cháy, cửa ngăn khói ra vào và thang thoát hiểm thứ hai, dù chi phí hết bao nhiêu chúng tôi đảm bảo lo và làm không tính toán, chủ yếu tính mạng con người là quan trọng nhất", ông Nguyễn Văn Thú nói.

16.400 nhà trọ và 22 chung cư mini sẽ phải dừng hoạt động nếu không đảm bảo các yêu cầu về phòng cháy chữa cháy.

Trên địa bàn phường Mỹ Đình 1, các hộ cho thuê trọ, chung cư mini đã lắp đặt thang thoát hiểm, với đủ sự đa dạng về chủng loại, kích thước, được làm từ sắt hoặc inox, có giá từ vài chục triệu đến cả trăm triệu đồng.

Phần lớn các thang được lắp đặt phía trước tòa nhà, từ tầng cao nhất xuống tầng hai, được thiết kế theo kiểu dích dắc, thẳng đứng, có chiếu nghỉ tại các tầng và lồng bảo vệ.

Còn từ tầng hai xuống đất có bố trí thang dây, thang xếp gấp, bảo đảm gọn gàng, cơ động, dễ đóng, mở, hạ xuống mặt đất khi cần thiết.

Chủ cơ sở cho thuê trọ đang chạy đua khắc phục những lỗ hổng về phòng cháy.

Ông Lương Quang Toại - Phó Chủ tịch UBND phường Mỹ Đình 1, cho hay: "UBND phường Mỹ Đình đã tổ chức các lực lượng kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy đối với các cơ sở nhà trọ, chung cư mini. UBND phường chỉ đạo việc mở lối thoát hiểm thứ hai rất quyết liệt, yêu cầu chủ nhà trọ bắt buộc mở lối thoát hiểm thứ hai".

Theo số liệu thống kê từ Công an thành phố Hà Nội có 16.400 nhà trọ và 22 chung cư mini sẽ phải dừng hoạt động nếu không đảm bảo các yêu cầu về phòng cháy chữa cháy. Chủ cơ sở cho thuê trọ đang chạy đua khắc phục những lỗ hổng về phòng cháy để có được sự an toàn cho người và tài sản.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cơn cuồng nộ từ Yagi đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hạ tầng du lịch đến kinh tế biển, ngành nuôi trồng thủy hải sản của Quảng Ninh. Sau mất mát, thậm chí trắng tay, những nỗ lực để khôi phục đang được tính bằng giờ.

Chiều 13/9, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và Đoàn công tác của Trung ương đã đến kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại tỉnh Lạng Sơn và thăm hỏi, động viên, tặng quà đồng bào bị thiệt hại, ảnh hưởng do bão lũ ở xã Hòa Bình và xã Yên Bình của huyện Hữu Lũng.

Liên đoàn Xiếc Việt Nam đã tìm ra chủ tài khoản đại diện “tập thể anh em rạp xiếc Trung ương" ủng hộ đồng bào vùng lũ 10.000 đồng. Nam thanh niên đã lên tiếng xin lỗi vì hành vi gây hiểu nhầm này.

Không chỉ gây thiệt hại về sinh mạng con người, bão số 3 - Yagi đã tàn phá ghê gớm hạ tầng và kinh tế của nhiều tỉnh, thành trọng điểm về kinh tế của đất nước.

Đến 17 giờ ngày 13/9, bão số 3 cùng hoàn lưu và mưa lũ trên diện rộng đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng với các tỉnh phía Bắc, khiến 336 người chết và mất tích, trong đó 254 người thiệt mạng và 82 người vẫn chưa được tìm thấy. Con số này tăng thêm 21 người so với thống kê vào sáng cùng ngày.

Ngày 13/9, UBND tỉnh Phú Thọ có văn bản gửi các Sở, ban ngành liên quan về việc thực hiện tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn sự cố sập cầu Phong Châu sau khi lũ trên sông rút xuống dưới báo động 1.