Chủ quan không tiêm phòng, nhiều trẻ nhập viện vì mắc sởi
Trẻ 27 tháng tuổi (ở phường La Khê, quận Hà Đông) nhập viện tại Bệnh viện Nhi Hà Nội trong tình trạng sốt cao triền miên, xuất hiện mẩn đỏ, phát ban khắp người và được xét nghiệm, chẩn đoán mắc bệnh sởi. Bệnh nhân nhi này chưa được gia đình cho đi tiêm phòng sởi.
Bà Nguyễn Thị Thu (phường La Khê, quận Hà Đông) cho biết: “Tôi đi chăm cháu ngoại. Mẹ cháu bận việc nên quên không cho cháu đi tiêm nên cháu đã bị mắc sởi cách đây 5-7 ngày. Đến nay, tình trạng của cháu đã nhẹ hơn rồi. Ngay sau đây có đợt tiêm tôi sẽ đưa cháu đi tiêm phòng bệnh cho cháu”.
Vì bệnh sởi lây lan cho nên 3 bệnh nhân nhi mắc sởi đều được bệnh viện bố trí cùng một phòng bệnh tại Khoa truyền nhiễm. Số trẻ mắc sởi được ghi nhận chủ yếu là ở độ tuổi 4 tháng tuổi đến 8 tuổi. Nhiều trẻ khi vào viện đã bị biến chứng viêm phổi, viêm thanh quản, có trẻ phải thở máy.
Bác sĩ Nguyễn Sỹ Đức - Khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Nhi Hà Nội cho biết: "Tất cả các bệnh nhân mắc sởi đang được chúng tôi điều trị bây giờ thì chưa có bệnh nhân nào được tiêm vaccin cả. Có bệnh nhân 5 tuổi, bệnh nhân 27 tháng và bệnh nhân 13 tháng. Lưu ý đối với bệnh nhân sởi, phần lớn các triệu chứng sẽ kéo dài và khi bị mắc sởi bệnh nhân có thể bị suy giảm miễn dịch. Bên cạnh đó nếu bệnh nhân có thể mắc các biến chứng như: viêm phổi, viêm não,… nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ nguy hại đến tính mạng”.
Tiến sĩ, bác sĩ Đỗ Thị Thúy Nga - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Hà Nội cho biết: “Sở Y tế Hà Nội đã tổ chức tiêm phòng sởi cho trẻ từ 1 - 5 tuổi và đạt tỷ lệ trên 96%, cho nên những trẻ nhỏ trong độ tuổi cần đi tiêm phòng sởi đầy đủ”.
Lý giải số ca mắc sởi gia tăng hiện nay, lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho biết: với nhiều trẻ mắc sởi chưa khi đến tuổi tiêm vaccine; một số trẻ tiêm không đầy đủ, trẻ bị bỏ sót mũi tiêm. Đáng lo ngại, bệnh sởi đã được ghi nhận bùng phát theo chu kỳ, cứ khoảng 10 năm lại có một đợt sởi bùng phát mạnh.
Tại Hà Nội, năm 2024 cũng là năm dự báo bùng phát dịch, sau đợt bùng phát dịch sởi năm 2014. Theo các chuyên gia dịch tễ: Phòng chống bệnh sởi cho trẻ cần tiêm đủ 2 mũi vaccine khi trẻ đủ 9 tháng tuổi và trẻ 19 tháng tuổi. Bởi vậy, bác sĩ khuyến cáo các gia đình cần chú ý lịch tiêm vaccine sởi, và tiêm đủ mũi cho trẻ theo hướng dẫn để trẻ có miễn dịch đầy đủ phòng bệnh.
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua, toàn thành phố đã ghi nhận 25 trường hợp mắc sởi, trong đó 19 trường hợp chưa tiêm vaccine phòng sởi, 4 trường hợp đã tiêm vaccine phòng sởi, 2 trường hợp không rõ tiền sử tiêm chủng. Số ca mắc tương đương so với tuần trước (25). Cộng dồn đầu năm đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 165 trường hợp mắc sởi tại 27 quận, huyện.
CDC Hà Nội nhận định, số ca mắc sởi đang có xu hướng gia tăng, bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vaccine hoặc chưa được tiêm đầy đủ, dự báo trong thời gian tới có thể tiếp tục có thêm các trường hợp mắc bệnh.
Một gia đình bốn người ở huyện Thạch Hà vừa bị ngộ độc do đốt than trong phòng kín để sưởi ấm khi trời trở rét.
Nga đã phát triển thành công vaccine mRNA chống lại ung thư và sẽ phân phối miễn phí cho bệnh nhân vào đầu năm tới. Điều này mở ra hy vọng cho hàng triệu người bệnh trên toàn thế giới.
Bộ Y tế vừa có tờ trình về việc ban hành Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức, người lao động công tác tại các cơ sở y tế công lập.
UBND thành phố Hà Nội ban hành Công văn số 4193 về việc tăng cường kiểm soát chi khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế gửi Sở Y tế, Bảo hiểm Xã hội thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã, trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã.
Hội CCB Thành phố Hà Nội phối hợp với Bệnh viên Quân y 103, Hội CCB huyện Thanh Oai tổ chức khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho 300 cán bộ, hội viên CCB ở 7 xã trên địa bàn huyện.
Thời tiết chuyển rét sâu khiến lượng bệnh nhân bị đột quỵ gia tăng. Nhiều ca nhập viện muộn, đã qua “thời gian vàng” điều trị.
0