Chủ tịch nước thăm Khu di tích Quốc gia Pác Bó
Trong không khí trang nghiêm, Chủ tịch nước Tô Lâm và các thành viên đoàn công tác bày tỏ lòng biết ơn vô hạn và thành kính tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Bày tỏ xúc động khi đến thăm Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó, nơi gắn với những hoạt động thiêng liêng đầu tiên của Bác Hồ sau 30 năm Người bôn ba đi tìm đường cứu nước, Chủ tịch nước Tô Lâm viết lưu bút trong Sổ vàng: “Là một phần di sản Hồ Chí Minh, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó ngày càng có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ con cháu mai sau về tấm gương đạo đức sáng ngời của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Đảng, Nhà nước, nhân dân ta mãi mãi đi theo con đường mà Bác Hồ đã chọn”.
Chủ tịch nước đề nghị đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác bảo tồn tôn tạo, phát huy giá trị của Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Pác Bó, thể hiện trách nhiệm, tình cảm, lòng biết ơn sau sắc của thế hệ mai sau đối với công lao trời biển của Người. Nhân dịp này, Chủ tịch nước Tô Lâm cũng đã dự lễ khởi công Trường Mầm non Pác Bó ở xã Trường Hà, huyện Hà Quảng.
Nhân dịp đi thăm các xã, Chủ tịch nước đã đến thăm và tặng quà gia đình cụ Hoàng Thị Khìn, lão thành cách mạng ở xóm Pác Bó, người được giao nhiệm vụ đưa cơm hằng ngày cho Bác Hồ, và gia đình ông Dương Đại Hoa, người được giao nhiệm vụ đón tiếp các đại biểu về dự Hội nghị Trung ương 8, diễn ra từ ngày 10 – 19/5/1941 tại lán Khuối Nặm. Các gia đình bày tỏ xúc được đón Chủ tịch nước đến thăm.
Sáng 5/11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách Nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025 và nhiều nội dung quan trọng khác. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp.
Ngày 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng và một số hội nghị cấp cao tại Trung Quốc.
Sáng 5/11, tại Cung văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV (nhiệm kỳ 2024-2029).
Trong phiên họp sáng 5/11, Quốc hội dành phần lớn thời gian thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách Nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025 và nhiều nội dung quan trọng khác.
Ngày 5/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ 4, năm 2024, sẽ chính thức khai mạc tại Hội trường Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt Xô. Tham dự có 250 đại biểu là những người gương mẫu, tiêu biểu, đại diện cho các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn thành phố.
Cho ý kiến về chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ cần khẩn trương rà soát điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn, nhất là trong bối cảnh nước ta đang chuẩn bị triển khai một số dự án quan trọng quốc gia.
0