Chủ tịch nước: Việt Nam và Chile có nhiều điểm tương đồng
Chủ tịch nước Lương Cường đã đề cập tới một số vấn đề về nền tảng quan hệ Việt Nam – Chile, con đường phát triển và đường lối đối ngoại Việt Nam, cũng như tầm nhìn và định hướng quan hệ hữu nghị truyền thống và đối tác toàn diện Việt Nam - Chile trong thời đại mới.
Chủ tịch nước Lương Cường cho biết, mặc dù cách xa nửa vòng trái đất, Việt Nam và Chile luôn có sợi dây gắn kết đặc biệt và cảm giác gần gũi mỗi khi nhắc tới nhau. Điều này xuất phát từ nhiều điểm tương đồng hiếm có của hai nước từ lịch sử, văn hóa, địa lý, đến mô hình phát triển kinh tế và tầm nhìn về thế giới hiện nay.
Đề cập tới con đường phát triển của Việt Nam, Chủ tịch nước cho biết, sau gần 80 năm lập nước và gần 40 năm đổi mới, Việt Nam đang đứng trước khởi điểm lịch sử của kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam. Từ một nước nghèo, lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, bị bao vây, cấm vận khắc nghiệt, Việt Nam đã vươn lên đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, trở thành quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình, hội nhập quốc tế mạnh mẽ, sâu rộng.
Chủ tịch nước nêu rõ Việt Nam cũng là một điểm sáng trong thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và Chương trình nghị sự phát triển bền vững đến năm 2030 của Liên hợp quốc. Việt Nam coi chống biến đổi khí hậu là một trong những trọng tâm ưu tiên hàng đầu.
Chủ tịch nước khẳng định Việt Nam tiếp tục triển khai nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện.
Chủ tịch nước đề xuất một số định hướng cho quan hệ Việt Nam - Chile trong giai đoạn tới, trong đó hai nước cần tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác thực chất; tăng cường thúc đẩy liên kết giữa hai nền kinh tế Việt Nam – Chile; thúc đẩy hơn nữa các cơ hội đầu tư song phương cũng như xác định các lĩnh vực ưu tiên hợp tác mang tính đột phá chiến lược, giúp gắn kết hai nền kinh tế, hướng tới phát triển bền vững, đóng góp vào thịnh vượng chung của toàn cầu.
Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 sẽ chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2025, trong đó quy định rõ về công tác cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra tai nạn giao thông.
Sáng 14/11, Bộ Tư Pháp phối hợp với Viện Friedrich Naumann Foundation (Dự án FNF Việt Nam) tổ chức hội nghị "Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm của Cộng hoà Liên bang Đức về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản trí tuệ". Thứ trưởng Bộ Tư Pháp Nguyễn Khánh Ngọc tham dự hội nghị.
Sáng 14/11, tại Hà Nội, Trường Đại học Mỏ - Địa chất phối hợp với nhiều đơn vị tổ chức Hội nghị toàn quốc “Khoa học trái đất và tài nguyên với phát triển bền vững”, thu hút sự tham gia của hơn 500 đại biểu trong nước và quốc tế.
Tiếp tục phiên họp thứ 39, sáng 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).
Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) vừa phát đi thông tin cảnh báo về tình trạng mạo danh doanh nghiệp để lừa đảo, thu tiền của người lao động muốn đi làm việc ở nước ngoài.
Sáng 14/11, tại Hà Nội, Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng tổ chức khai mạc Hội thi tiếng nước láng giềng trong Bộ đội Biên phòng năm 2024.
0