Chủ tịch Quốc hội tiếp lãnh đạo một số Tập đoàn Trung Quốc
Tiếp ông Đới Hòa Căn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn xây dựng công trình đường sắt Trung Quốc và lãnh đạo Tập đoàn, Chủ tịch Quốc hội cho biết, Tuyên bố chung được xác lập năm 2023 vừa qua đã mở ra giai đoạn hợp tác tốt đẹp cho hai nước.
Trong đó, hai bên đã nhất trí kết nối đường sắt khổ tiêu chuẩn qua biên giới; tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; Đồng Đăng - Hà Nội; Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng. Đây là hệ thống hạ tầng quan trọng để thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Trung Quốc. Theo đó, Tập đoàn xây dựng công trình đường sắt Trung Quốc nghiên cứu, khảo sát hỗ trợ tư vấn, có các đề xuất để có thể tham gia đấu thầu các dự án thuộc lĩnh vực này.
Tiếp ông Vương Đồng Trụ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn xây dựng giao thông Trung Quốc và lãnh đạo Tập đoàn, Chủ tịch Quốc hội cho biết Việt Nam phát triển hệ thống hạ tầng theo nguyên tắc đẩy mạnh hợp tác công - tư. Với những dự án đường sắt kết nối hai nước, Chủ tịch Quốc hội mong muốn Tập đoàn có những đề xuất, hỗ trợ kỹ thuật để khảo sát thiết kế. Việt Nam hoan nghênh, khuyến khích những doanh nghiệp uy tín, tiêu biểu cho công nghệ của Trung Quốc tham gia đấu thầu các dự án giao thông đường bộ, đường sắt tại Việt Nam.
Cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tiếp ông Lã Trạch Tường, Phó Chủ tịch Tập đoàn Năng lượng Trung Quốc kiêm Chủ tịch Tập đoàn Năng lượng quốc tế Trung Quốc và lãnh đạo các công ty thành viên. Nhấn mạnh Quốc hội đang tích cực trong việc xây dựng, sửa đổi những chính sách liên quan đáp ứng yêu cầu tình hình thực tiễn phát triển, Chủ tịch Quốc hội ghi nhận những đề xuất về tăng cường hợp tác của Tập đoàn Năng lượng Trung Quốc về năng lượng tái tạo cũng như phát triển điện khí; các giải pháp phát triển xanh, phát thải ít carbon; đề nghị Tập đoàn đưa ra những đề xuất cụ thể để hợp tác với các doanh nghiệp của Việt Nam.
Cũng trong chiều 8/4, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển của Tập đoàn Huawei. Chủ tịch Quốc hội đánh giá, hơn 25 năm có mặt tại Việt Nam, Huawei đã có đóng góp tích cực, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam và bắt đầu tham gia vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực cho các lĩnh vực công nghệ cao. Theo Chủ tịch Quốc hội, Huawei có thể tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Việt Nam trong các ngành công nghiệp, trong đó nghiên cứu phát triển các sản phẩm công nghệ cao.
Sáng 5/11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách Nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025 và nhiều nội dung quan trọng khác. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp.
Ngày 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng và một số hội nghị cấp cao tại Trung Quốc.
Sáng 5/11, tại Cung văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV (nhiệm kỳ 2024-2029).
Trong phiên họp sáng 5/11, Quốc hội dành phần lớn thời gian thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách Nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025 và nhiều nội dung quan trọng khác.
Ngày 5/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ 4, năm 2024, sẽ chính thức khai mạc tại Hội trường Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt Xô. Tham dự có 250 đại biểu là những người gương mẫu, tiêu biểu, đại diện cho các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn thành phố.
Cho ý kiến về chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ cần khẩn trương rà soát điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn, nhất là trong bối cảnh nước ta đang chuẩn bị triển khai một số dự án quan trọng quốc gia.
0