Chủ tịch Việt Á thừa nhận test xét nghiệm thuộc sở hữu nhà nước
Sáng 5/1, tiếp tục phần thẩm vấn tại phiên tòa xét xử 38 bị cáo trong vụ Việt Á. Trình bày tại tòa, bị cáo Phan Quốc Việt-Chủ tịch HĐQT Công ty Việt Á thừa nhận đề tài nghiên cứu chế tạo test xét nghiệm là thuộc sở hữu của Nhà nước. Việc lấy test xét nghiệm từ sản phẩm thuộc sở hữu của Nhà nước thành sản phẩm thuộc sở hữu của Công ty Việt Á là vi phạm pháp luật.
Trả lời câu hỏi của đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố tại phiên tòa, Phan Quốc Việt trình bày về quá trình tham gia đề tài nghiên cứu chế tạo test xét nghiệm. Do có mối quan hệ quen biết trước đó, bị cáo Trịnh Thanh Hùng (cựu Phó Vụ trưởng, Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành Kinh tế - Kỹ thuật, Bộ Khoa học và Công nghệ) chủ động gọi điện cho Việt để nói về việc cùng tham gia nghiên cứu đề tài này với Học viện Quân y. Mục tiêu của việc này là để Việt Á được cấp phép, sản xuất test xét nghiệm và bán thương mại ra thị trường, thu lời bất chính.
Cụ thể, Phan Quốc Việt đã thông đồng, cấu kết với Trịnh Thanh Hùng để Hùng tác động ông Chu Ngọc Anh (cựu Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ), ông Phạm Công Tạc (cựu Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) quyết định cho Công ty Việt Á được phối hợp thực hiện đề tài nghiên cứu chế tạo test xét nghiệm trái pháp luật.
Sau đó, Việt đã tiếp tục cấu kết với Trịnh Thanh Hùng và một số lãnh đạo, cán bộ Bộ Y tế để thực hiện nhiều hành vi sai phạm giúp Công ty Việt Á được kiểm định test xét nghiệm; được nghiệm thu giai đoạn một của đề tài để lập hồ sơ gửi Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành tạm thời, chính thức, biến test xét nghiệm từ sản phẩm thuộc sở hữu của Nhà nước thành sản phẩm thuộc sở hữu của Công ty Việt Á.
Để thuận lợi cho việc bán sản phẩm test xét nghiệm trên cả nước, Việt cấu kết với các bị cáo khác trong vụ án thực hiện đánh bóng hình ảnh, thương hiệu cho test xét nghiệm; nâng khống giá. Để được giúp đỡ, Việt đã thỏa thuận ăn chia, đưa tiền hối lộ, tiền cảm ơn nhiều lần, với tổng số tiền 3,45 triệu USD và 4 tỷ đồng.
Việt còn khai việc duyệt chi phần trăm ngoài hợp đồng là do Việt quyết định, các nhân viên phải báo cáo Việt trước khi quyết định chi khoản tiền này.
Trong bối cảnh chuyển đổi số ngày càng phát triển, thương mại điện tử là xu hướng tiêu dùng được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, đi kèm với những tiện ích của giao dịch mạng, tình trạng hàng giả, hàng nhái kinh doanh qua thương mại điện tử đang dần trở nên phổ biến; gây thiệt hại không nhỏ đến nền kinh tế, an toàn sức khỏe và mất niềm tin cho người tiêu dùng.
Mặc dù đã có không ít trường hợp phát tán thông tin sai sự thật trên mạng xã hội bị cơ quan chức năng xử phạt nhưng tình trạng này vẫn diễn ra thường xuyên làm ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống, an ninh trật tự xã hội. Câu hỏi đặt ra là tại sao tình trạng này vẫn diễn ra, phải chăng do chế tài xử phạt không đủ mạnh hay do thiếu hiểu biết pháp luật của các đối tượng có hành vi vi phạm?
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội đã phối hợp Cảnh sát Interpol ra quyết định truy nã quốc tế đối với bị can Lê Khắc Ngọ (Sinh năm 1990; Hộ khẩu thường trú: Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội).
Ngày 22/12, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP Hà Nội) cùng Công an quận Hà Đông cho biết đang điều tra làm rõ vụ gãy đổ cột báo làn đường BRT tại ngã tư Vạn Phúc - Tố Hữu, quận Hà Đông.
Ban chỉ đạo 197 quận Long Biên đã tổ chức ra quân cao điểm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường dịp cuối năm 2024 và Xuân hội 2025.
Sáng 22/12, đoạn qua ngã tư đèn đỏ trên đường Tố Hữu (Hà Đông, Hà Nội), một chiếc xe Mercedes màu trắng phóng nhanh đã lao thẳng lên dải phân cách giữa đường, tông đổ biển báo.
0